Cấp cứu kịp thời và lựa chọn cách trị bệnh tai biến phù hợp là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh. Nhờ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ tử vong, tăng khả năng hồi phục và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu các cách trị bệnh tai biến
1. Khái quát tai biến là gì?
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng quá trình cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, gián đoạn. Lượng máu lên não bị suy giảm một cách đột ngột khiến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào và gây ra tai biến.
Các dấu hiệu của căn bệnh này được dựa trên dấu hiệu FAST, viết tắt của:
– F (Face): là các triệu chứng thể hiện trên khuôn mặt gồm méo mặt, méo miệng, mặt lệch.
– A (Arm): là các triệu chứng ở tay chân, yếu liệt tay chân, khó cử động.
– S (Speech): khó nói, nói ngọng, không thể nói đầy đủ một câu.
– T (Time): gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng trên.
Tai biến gây ra nhiều hậu quả trong đó biến chứng nghiêm trọng nhất là tử vong. Bệnh nhân có thể tử vong trong thời gian ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng quy trình.
Ở những bệnh nhân tai biến may mắn sống sót có thể gặp phải nhiều biến chứng, cụ thể như:
– Di chứng liệt nửa người
– Rối loạn ý thức
– Rối loạn ngôn ngữ
– Ảnh hưởng đến vận động, hệ thống xương khớp
– Gặp các vấn đề về tâm lý gồm trầm cảm, lo âu, …
Nếu không được cấp cứu nhanh, đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong
2. Thông tin về các cách trị bệnh tai biến
Điều trị tai biến bao gồm việc sơ cứu tại hiện trường, điều trị tại cơ sở y tế và các biện pháp dự phòng sau đó. Quan trọng nhất vẫn cần lựa chọn các cách trị bệnh tai biến phù hợp với tình trạng người bệnh.
2.1. Cách trị bệnh tai biến mạch máu não tổng hợp
Điều trị tổng hợp có mục đích:
– Duy trì chức năng sống
– Hạn chế tình trạng phù não
Để có thể ngăn ngừa phù não, một số việc cần làm như sau:
– Kê phần đầu giường cao theo góc 25-30 độ
– Giảm kích thích
– Giảm dịch truyền
– Tăng không khí
– Phẫu thuật để giảm ép
– Dùng thuốc
– Dẫn lưu
Bên cạnh đó, người bệnh cần được duy trì đường máu một cách hợp lý. Chú ý, cần lưu thông đường thở với người bệnh rối loạn hô hấp. Có thể cho thở oxy để đường thở thông thoáng hơn, hút đờm và làm các biện pháp tránh nhiễm trùng phế quản để ngăn tình trạng viêm phổi do trào ngược.
Một số lưu ý khác cần tuân thủ thực hiện:
– Không cho bệnh nhân ăn qua đường miệng để tránh bị sặc, hóc
– Nên ăn qua đường sonde dạ dày
– Chọn đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt để tăng cường chuyển hóa, tránh tình trạng viêm ruột
2.2. Cách trị bệnh tai biến mạch máu não đặc hiệu
Phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc tiêu huyết khối, điều trị ngăn bệnh tái phát bằng thuốc chống tập kết tiểu cầu. Mục đích chính làm giảm tập kết tiểu cầu, hạn chế huyết khối động mạch lan rộng ra.
– Thuốc thường được ưu tiên sử dụng là aspirin, đây là loại thuốc cơ bản phòng chống và điều trị tắc mạch. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, cần phải lưu ý tình trạng chảy máu của người bệnh để xử lý kịp thời.
– Sử dụng thuốc chống đông máu với mục đích giảm máu đông hình thành trong não.
– Dùng thuốc chuyên dùng cho điều trị cục huyết khối.
– Sử dụng thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh.
Lưu ý, sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu trong 3-4 giờ từ khi triệu chứng xuất hiện.
3. Cảnh báo những người thuộc nhóm nguy cơ cao tai biến mạch máu não
Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh tai biến. Trong đó, một số yếu tố khó điều chỉnh nhưng cũng có một số có thể được kiểm soát. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ phổ biến cần biết:
3.1. Huyết áp cao
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây nên tai biến mạch máu não. Huyết áp cao làm tăng áp lực lên tường động mạch từ đó gây hư tổn, tắc nghẽn động mạch.
3.2. Tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tai biến cao hơn so với những người khác. Mức đường huyết cao có thể gây hư tổn các mạch máu đồng thời làm tổn thương não bộ.
3.3. Mỡ máu
Mức cholesterol và mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến tai biến mạch máu não.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo huyết áp cao dẫn đến đột quỵ
Mỡ máu là một trong những thủ phạm làm tăng nguy cơ tai biến xảy ra
3.4. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ tai biến. Nguyên nhân là do các chất hóa học trong thuốc lá gây tắc nghẽn, hư tổn mạch máu.
3.5. Tuổi tác
Nguy cơ bệnh tai biến tăng lên theo tuổi tác, những người trên 55 tuổi có nguy cơ cao hơn.
3.6. Tiền sử gia đình
Nếu có người thân trong gia đình từng bị tai biến, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
3.7. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch bao gồm bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim cũng làm tăng nguy cơ tai biến.
3.8. Béo phì
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ tai biến mạch máu não cao. Nó có thể làm hư tổn hệ tuần hoàn và thúc đẩy các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, tiểu đường.
4. Gợi ý các phương pháp ngăn ngừa tai biến mạch máu não
Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng. Chuyên gia gợi ý một số biện pháp phòng ngừa tai biến như sau:
4.1. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến. Vì vậy, những người có huyết áp cao cần kiểm soát chỉ số này ở mức ổn định, thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm áp lực máu.
4.2. Kiểm soát đường huyết
Nếu đang bị tiểu đường, người bệnh nên duy trì đường huyết ổn định để giảm nguy cơ tai biến. Để kiểm soát đường huyết, chuyên gia khuyên rằng:
– Tuân thủ chế độ ăn uống
– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định (đúng thời gian uống, liều lượng)
– Kiểm tra đường huyết định kỳ tại nhà và tại cơ sở y tế
>>>>>Xem thêm: Đau tim có di truyền không?bị các cơn đau tim hành hạ
Kiểm soát đường huyết là việc làm bắt buộc để ngăn ngừa tai biến
4.3. Duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học
Cần xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt như sau:
– Ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng
– Tập thể dục đều đặn (ít nhất 3 buổi/tuần, mỗi buổi 30 phút)
– Duy trì cân nặng lành mạnh (dựa trên chỉ số BMI)
– Giảm căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.