Quy trình đo và cắt kính cận đạt chuẩn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho bạn, cũng như giúp bạn lựa chọn được một chiếc kính mắt phù hợp với bản thân. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu xem một quy trình cắt kính cận đạt chuẩn sẽ bao gồm những bước nào nhé.
Bạn đang đọc: Quy trình đo và cắt kính cận đạt chuẩn diễn ra như thế nào?
1. Kính cận được cấu tạo như thế nào? Tầm quan trọng của việc lựa chọn kính cận phù hợp
Kính cận là một loại kính được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính: gọng kính và phần mắt kính (hay còn gọi là tròng kính) có tác dụng điều chỉnh tật khúc xạ. Gọng kính là phần bao bên ngoài, có tác dụng vừa nâng đỡ tròng kính, vừa đem lại yếu tố thời trang cho người sử dụng. Tròng kính là phần có yếu tố quyết định cho tầm nhìn của đôi mắt, cũng như bảo vệ cho đôi mắt khỏi khói, bụi, môi trường, tác động bên ngoài.
Kính cận là một loại kính được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính: gọng kính và phần mắt kính có tác dụng điều chỉnh tật khúc xạ
Khi có nhu cầu đi cắt kính cận thì chúng ta cần quan tâm đến chất lượng của mắt kính, để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Nếu chúng ta lựa chọn một chiếc mắt kính không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn tới việc mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hình ảnh không rõ nét, bị nhòe, mờ, loang nước trong trường hợp đi mưa,…Ngoài ra, việc đeo một chiếc mắt kính không phù hợp cũng sẽ dẫn đến việc mắt có bệnh lý, hoặc bệnh lý đôi mắt trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Lựa chọn kính cận như thế nào là đúng cách?
2.1. Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn tròng kính
Khi lựa chọn tròng cho chiếc kính, chúng ta cần quan tâm nhất tới 3 yếu tố đó là: lựa chọn chiết suất của tròng phù hợp với độ cận của mắt, tính năng của tròng phù hợp với mục tiêu sử dụng, quy trình cắt kính có đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn hay không.
Thế nào là lựa chọn chiết suất tròng phù hợp với độ cận của đôi mắt
Chiết suất của tròng kính là một chỉ số đặc trưng đại diện cho khả năng khúc xạ ánh sáng của loại vật liệu làm nên chúng. Càng những tròng kính có độ chiết suất càng cao thì khả năng chúng bẻ gãy ánh sáng càng mạnh hơn. Do đó, với những chiếc kính có độ chiết suất cao, tròng kính càng mỏng, nhẹ, phẳng và từ đó giá bán cho một chiếc kính cũng sẽ đắt hơn.
Một số loại chiết suất tròng kính phổ biến hiện nay gồm có: 1.56, 1.60, 1.67, 1.74. Với các chiết suất này thì sẽ tương ứng với những độ cận như sau:
– Độ cận từ 0 – 2.5: sử dụng chiết suất 1.56, 1.60
– Độ cận từ 2.75 – 3.5: sử dụng chiết suất 1.60, 1.67
– Độ cận từ 3.75 – 7.00: sử dụng chiết suất 1.67, 1.74
– Độ cận >=7.25: sử dụng chiết suất 1.74
Lựa chọn tròng kính phù hợp với nhu cầu sử dụng
Để lựa chọn một chiếc tròng kính phù hợp với đôi mắt cận, bên cạnh việc quan tâm đến tính năng chuẩn, phù hợp với độ cận của bản thân, chúng ta còn cần xem xét về các tính năng nâng cao. Một số tính năng đi kèm khi cắt kính cận đó là: khả năng chống loang khi đi mưa, chống phản quang, hạn chế độ bám bụi, bám vân tay, chống xước,…Ngoài ra, hiện nay các tính năng cho một cặp tròng kính còn được bổ sung thêm đó là: chống ánh sáng xanh, tròng râm cận, đổi màu dưới trời nắng, chống hiện tượng mỏi mắt,…
Tùy vào nhu cầu sử dụng và mong muốn của mỗi người mà hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một chiếc kính cận phù hợp.
2.2. Quy trình đo và cắt kính cận đạt chuẩn diễn ra như sau:
Tìm hiểu thêm: Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan
Đảm bảo thực hiện đúng, đủ bước cho quy trình đo, cắt kính cận này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đôi mắt
Để có một chiếc kính cận đảm bảo đủ tiêu chí, phù hợp với độ cận, mục đích sử dụng, chúng ta cũng cần quan tâm tới quy trình để cắt một chiếc kính cận gồm những bước nào, có đảm bảo yếu tố cần thiết hay không. Việc đảm bảo thực hiện đúng, đủ bước cho quy trình đo, cắt kính cận này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đôi mắt. Người sử dụng kính cũng sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.
Chi tiết về quy trình đo, cắt kính cận đạt chuẩn sẽ diễn ra như sau:
Bước kiểm tra, đo thị lực cùng với bảng thị lực điện tử
Bảng thị lực điện tử là một loại bảng được thiết kế chuyên dụng để kiểm tra thị lực cho đôi mắt. Loại bảng điện tử này bao gồm: bảng thị lực chữ cái, bảng dạng vòng tròn hở của Landolt, bảng chữ E của Armaignac, bảng thị lực dành cho trẻ em.
Để bắt đầu, bác sĩ sẽ cho người cắt kính ngồi vào vị trí với khoảng cách phù hợp, đạt tiêu chuẩn, sau đó lần lượt che khuất từng bên mắt để thực hiện bài test thị lực của mỗi bên.
Bước đo khúc xạ tự động với máy
Để giúp xác định được chính xác độ cận thị, loạn thị ban đầu, bệnh nhân sẽ cần thực hiện bước đo khúc xạ tự động với máy. Bước khám này sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có thị lực kết quả 7/10, cũng như thị lực khi nhìn qua kính lỗ có dấu hiệu tăng.
Bước thử kính dựa theo kết quả của máy đo khúc xạ tự động
Căn cứ vào kết quả của bước đo khúc xạ tự động, bác sĩ sẽ điều chỉnh số kính sao cho phù hợp nhất với tình trạng mắt của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được đeo thử kính và đi lại trong khoảng 15 – 20 phút. Thời gian này người bệnh sẽ phải quan sát xung quanh bao gồm từ các vật ở gần tới các vật ở xa để kiểm tra thị lực trong quá trình đeo kính. Nếu sau thời gian quy định, bệnh nhân không thấy có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, thị lực nhìn tốt, không lóa, mờ thì bác sĩ sẽ được cấp cho bệnh nhân đơn kính hoàn chỉnh.
Bước khám mắt bán phần cùng với máy sinh hiển vi
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Đục thủy tinh thể có chữa được không?
Tùy vào tình trạng và đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải thực hiện thêm một số phương pháp khác
Bước khám này là một phương pháp kiểm tra mắt giúp phát hiện được các bệnh lý ở vị trí bán phần trước của mắt. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhìn qua kính hiển vi, cùng khe sáng chiếu thẳng vào mắt của bệnh nhân. Lúc này, những bệnh lý của mắt như: mờ, đục thủy tinh thể, viêm nhiễm bên trong mắt: viêm kết mạc, giác mạc,…sẽ được phát hiện.
Tùy vào tình trạng và đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải thực hiện thêm một số phương pháp khác như: khám bán phần sau của mắt, nhỏ liệt điều tiết mắt, soi bóng đồng tử,…
Kê đơn kính cho bệnh nhân – Cắt kính
Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước khám mắt, kiểm tra thị lực kể trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và kê đơn kính cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ tiến hành cắt mắt kính cũng như lựa chọn gọng kính theo sở thích.
2.3. Cần lưu ý gì khi lựa chọn gọng kính?
Bên cạnh việc lựa chọn tròng kính (mắt kính) cho độ cận của mình, chúng ta cũng cần lưu ý lựa chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt. Một số yếu tố để quyết định đó là:
– Chất liệu của gọng kính
– Hình dáng của gọng kính
– Độ phù hợp với khuôn mặt từng người
Hiện nay, Thu Cúc TCI đã chính thức triển khai quầy kính mắt với đa dạng các loại tròng kính và gọng kính tới từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đáp ứng mọi yêu cầu về tật khúc xạ, cũng như mong muốn của các khách hàng. Để lựa chọn được cho mình một chiếc kính phù hợp, bạn hãy tới quầy kính Thu Cúc TCI để trải nghiệm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.