Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm kết giác mạc, các bác sĩ cần căn cứ trên các tình trạng lâm sàng cũng như chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tùy vào tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt để mắt nhanh chóng bình phục, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết giác mạc

1. Khái niệm bệnh lý viêm kết mạc là như thế nào?

Viêm kết mạc là một trong những bệnh có tính truyền nhiễm cấp tính, gây tổn thương tới phần kết mạc trong mắt. Bệnh lý này còn được gọi với tên khác đó là bệnh đau mắt đỏ. Mặc dù đây là một bệnh lý hay gặp và có khả năng khỏi nhanh chóng, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh này cũng có thể để lại nhiều biến chứng cho giác mạc cũng như làm suy giảm thị lực của đôi mắt.

Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Viêm kết mạc là một trong những bệnh có tính truyền nhiễm cấp tính

Khi bị viêm kết mạc, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng như: mắt bị đỏ, đau, xuất hiện nhiều tia máu, cộm mi mắt, mắt tiết nhiều ghèn, dử,…Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, viêm mũi họng, mệt mỏi,…

Bệnh viêm kết mạc xảy ra do sự tác động của rất nhiều các nguyên nhân như: virus, vi khuẩn tấn công, tiếp xúc với các yếu tố kháng nguyên gây dị ứng, bị tai nạn va chạm ảnh hưởng tới mắt,…

2. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm kết mạc?

Để có thể đưa ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, cũng như tránh được việc tái phát bệnh hoặc để lại biến chứng, bác sĩ cần biết được nguyên nhân của bệnh, đánh giá mức độ tổn thương của mắt. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bước kiểm tra, xét nghiệm cần thiết.

2.1. Đánh giá thị lực của mắt để chẩn đoán bệnh viêm kết giác mạc

Bệnh lý viêm giác mạc có khả năng gây ảnh hưởng, tổn thương tới thị lực của người bệnh. Do đó, để chẩn đoán bệnh tốt nhất bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện đánh giá thị lực cẩn thận bằng cách sử dụng biểu đồ mắt tiêu chuẩn.

2.2. Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm của mắt để chẩn đoán bệnh viêm kết giác mạc

Tìm hiểu thêm: 6 cách bảo vệ mắt cho dân công sở

Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết giác mạc

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bước kiểm tra, xét nghiệm cần thiết

Bên cạnh bước đánh giá thị lực mắt, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng viêm nhiễm cũng như độ tổn thương nặng hay nhẹ của mắt bằng cách sử dụng bút khám mắt chuyên dụng. Qua bước làm này, bác sĩ sẽ xác định được liệu bệnh nhân có bị viêm loét giác mạc hay đục giác mạc hay không.

2.3. Kiểm tra tình trạng viêm kết mạc bằng đèn khe

Đèn khe là một trong những dụng cụ khám mắt hiện đại, tiên tiến, giúp bác sĩ có thể đánh giá chi tiết về tình trạng viêm kết mạc của mắt. Ngoài ra, đèn khe còn giúp bác sĩ quan sát kỹ các tổn thương, mức độ viêm nhiễm của giác mạc trong mắt.

2.4. Thực hiện xét nghiệm dịch nước mắt

Để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm kết mạc, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân cần lấy mẫu dịch nước mắt hoặc tế bào từ giác mạc để phân tích, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Kết quả của bước xét nghiệm này cũng sẽ đem lại kết luận chính xác về mức độ tổn thương của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.

3. Điều trị bệnh lý viêm giác mạc như thế nào là hiệu quả?

Khi đã tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm giác mạc, bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị sao cho nhanh chóng giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa khả năng xảy ra biến chứng, cũng như loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh.

3.1. Điều trị viêm giác mạc bằng cách sử dụng thuốc

Bệnh viêm giác mạc nếu xuất phát từ sự tấn công của vi khuẩn thì phương pháp sử dụng thuốc sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, cũng như giúp mắt nhanh chóng bình phục. Một số loại thuốc hay được sử dụng đó là các loại thuốc chống viêm nhiễm, chống nhiễm trùng.

Nếu viêm kết mạc do sự tấn công của các loại nấm, thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm cũng như kết hợp với việc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra, nếu nguyên nhân viêm kết mạc là do virus tấn công thì bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc kháng virus, kết hợp với thuốc nhỏ mắt.

3.2. Điều trị viêm kết mạc bằng việc chăm sóc mắt

Các phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết giác mạc

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Bị mắt hột phải làm sao?

Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với các loại thuốc nhỏ mắt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị để chữa viêm giác mạc, bệnh nhân cũng cần lưu ý có chế độ chăm sóc mắt hiệu quả để tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng thuyên giảm.

– Thường xuyên vệ sinh mắt bằng cách sử dụng khăn sạch nhẹ nhàng lau ghèn, dử. Loại khăn sử dụng đó là khăn ẩm, mềm, sạch hoặc khăn giấy mềm mại. Những loại khăn giấy sau khi dùng cho mắt bệnh thì nên loại bỏ ngay, không được tái sử dụng. Các loại khăn bông mềm sau khi dùng nên được giặt giũ, phơi ngoài nắng để tiêu diệt vi khuẩn.

– Sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh với các loại thuốc nhỏ mắt, dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh cho mắt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để hỗ trợ điều tiết mắt, giúp mắt đỡ khô rát.

– Không nên sử dụng chung các loại thuốc nhỏ mắt để phòng tránh lây nhiễm.

– Thường xuyên vệ sinh tay và các vật dụng cá nhân cẩn thận để tránh viêm nhiễm.

– Không nên dụi mắt nhiều hoặc sờ tay lên mắt, xung quanh vùng mắt để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn.

– Ngoài ra, khi đi ra ngoài đường, chúng ta cần chủ động sử dụng kính râm, kính bảo vệ mắt để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh lý viêm giác mạc và cách điều trị. Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành, sẵn sàng tư vấn kỹ càng cho bệnh nhân về các biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến trên thế giới giúp nhanh chóng phát hiện bệnh lý cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bạn cần tư vấn các thông tin kỹ hơn về bệnh lý mắt, hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ nhãn khoa, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI trong thời gian sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *