Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi ắt hẳn là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những trường hợp đang bị căn bệnh về mắt phổ biến này làm phiền. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp chuẩn nhất nhé!
Bạn đang đọc: Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và lời giải đáp chuẩn
1. Viêm kết mạc nguyên nhân gồm những gì?
Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến mắt, xảy ra khi virus, vi khuẩn, các tác nhân dị ứng hoặc đôi khi vệ sinh mắt không đúng cách.
Cụ thể, viêm kết mạc có 4 nhóm nguyên nhân chính:
– Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm kết mạc. Dù có nhiều loại virus nhưng viêm kết mạc chủ yếu do adenovirus gây ra (chiếm 90% các ca viêm kết mạc), còn lại do một số khác như enterovirus, herpes simplex, virus sởi, virus quai bị, virus rubella… Biểu hiện của viêm kết mạc do virus thường là đau mắt, sưng, chảy nước mắt, mắt có mủ…đôi khi kèm nổi hạch hoặc cảm lạnh.
– Vi khuẩn: lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) cùng khuẩn Chlamydia trachomatis là 2 chủng vi khuẩn thường gây ra tình trạng viêm kết mạc nhất. Biểu hiện viêm kết mạc do vi khuẩn thường nặng, tiến triển nhanh và dễ để lại biến chứng hơn nên người bệnh cần nhanh chóng khám chữa, điều trị đúng cách tránh ảnh hưởng đến khả năng của mắt sau này.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc, trong đó virus, vi khuẩn là thường gặp nhất
– Dị ứng: Tác nhân này không cố định mà dựa vào tiền sử dị ứng của người bệnh. Nhưng những nguyên nhân gây dị ứng điển hình là phấn hoa, thực phẩm (lạc, sữa, hạnh nhân…), lông động vật, thời tiết, điều hòa… Biểu hiện dị ứng sẽ là biểu hiện toàn thân, viêm kết mạc là một trong số đó. Có một cách để phân biệt đó là nếu viêm kết mạc do vi khuẩn/virus thì sẽ chỉ bị 1 bên mắt sau đó lan ra, còn nếu viêm kết mạc do dị ứng sẽ đồng thời ở cả 2 mắt.
– Các nguyên nhân khác: Vệ sinh mắt sai cách, sử dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi, thường xuyên lấy tay dụi mắt, không tẩy trang kỹ phần mắt sau khi trang điểm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc.
Xác định rõ nguyên nhân bệnh là cơ sở để quyết định phương pháp điều trị viêm kết mạc nhanh khỏi, phòng biến chứng. Thời gian khỏi bệnh cũng tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cũng như các biện pháp điều trị kết hợp mà người bệnh thực hiện.
2. Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi
2.1 Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi
Bị viêm kết mạc bao lâu khỏi bệnh ắt hẳn là thắc mắc của nhiều người, nhất là những trường hợp đang bị căn bệnh này “ghé chơi” trên mắt. Theo các chuyên gia, viêm kết mạc khá lành tính và không khó để điều trị dứt điểm, thông thường bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày.
Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc được phát hiện sớm, chữa trị hợp thuốc… thì thời gian khỏi cũng nhanh hơn. Nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt khi nguyên nhân bệnh khó xác định, phát hiện muộn, không đáp ứng phương pháp điều trị… thì thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn.
Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người
Bên cạnh đó, nếu bệnh kéo dài từ 3 tuần đến 1 tháng mà không khỏi thì rất có thể viêm kết mạc đã chuyển sang mãn tính, cần khám chữa chuyên sâu để có liệu pháp chữa trị phù hợp.
2.2 Điều trị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi
Như vừa chia sẻ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau và thời gian khỏi bệnh cũng phụ thuộc vào điều này. Đa phần các trường hợp viêm kết mạc đều được khuyên dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp.
– Nếu nguyên nhân viêm kết mạc do virus, bệnh thường ở thể nhẹ và có thể tự khỏi sau khoảng 7 đến 14 ngày. Các bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhỏ mắt chứa một số loại kháng sinh như fluoromethason, dexamethason, prednisolon… hoặc thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như diclofenac để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
– Nếu nguyên nhân viêm kết mạc do vi khuẩn, bệnh sẽ có thời gian khỏi lâu hơn, thường với trường hợp bệnh nhẹ là 2 – 5 ngày sẽ thuyên giảm và 2 tuần sẽ khỏi hoàn toàn. Thuốc kháng sinh trong viêm kết mạc do vi khuẩn chỉ được kê khi thực sự cần thiết để phòng ngừa biến chứng, giảm nguy cơ lây bệnh sang người khác và rút ngắn thời gian lành bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh mờ mắt khi nào đáng lo ngại?
Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc đúng cách để bệnh nhanh khỏi nhất
– Nếu nguyên nhân viêm kết mạc do dị ứng: Bởi nguyên nhân khá đặc biệt nên chỉ khi nào loại bỏ những chất gây dị ứng thì bệnh mới có thể thuyên giảm và chữa khỏi. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh histamin tại chỗ kết hợp với thuốc co mạch nhằm hỗ trợ viêm kết mạc nhanh khỏi hơn.
– Nếu viêm kết mạc do nguyên nhân khác, thì việc cần làm là dừng ngay những tác động xấu đến kết mạc (dụi mắt, trang điểm, vệ sinh mắt sai cách) đồng thời kết hợp với nước mắt nhân tạo hoặc nhỏ mắt phù hợp để giảm tình trạng, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
3. Lưu ý và đề phòng khi bị viêm kết mạc
Bên cạnh những loại thuốc bác sĩ kê, người bệnh cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh, bảo vệ mắt đúng cách. Theo đó, khi điều trị viêm kết mạc cần lưu ý một số điểm dưới đây:
– Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định về liều dùng và thời gian của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa có đơn thuốc, sử dụng quá liều.
– Tự vệ sinh mắt sạch sẽ đúng cách hàng ngày, cần rửa tay diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt
– Dừng ngay hoạt động dụi mắt, đặc biệt là khi tay chưa được diệt khuẩn
– Tạm dừng việc trang điểm mắt đến khi bệnh viêm kết mạc khỏi hoàn toàn.
– Sử dụng kết hợp với nước mắt nhân tạo đồng thời bổ sung đề kháng tự nhiên cho mắt như dầu cá, vitamin C hoặc Lutein.
>>>>>Xem thêm: Đau mắt đỏ
Vệ sinh mắt sạch sẽ đúng cách chính là biện pháp bảo vệ mắt khỏi viêm kết mạc hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế ai trong chúng ta và đặc biệt là những trường hợp đề kháng kém, mắc các bệnh miễn dịch, có tiền sử dị ứng, làm việc trong môi trường không đảm bảo… cũng cần thực hiện những việc dưới đây để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe:
– Vệ sinh mắt sau khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, nhiều nguy cơ bệnh.
– Đeo kính râm khi đi trời nắng hoặc kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, nếu có thể hãy sử dụng kính chống bức xạ, chống ánh sáng xanh.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là gối, đồ trang điểm hay kính mắt.
– Hạn chế tiếp xúc với những nguyên nhân hoặc tác nhân gây dị ứng
– Giữ môi trường sống trong lành, thoáng mát, khử khuẩn thường xuyên
– Kiểm tra mắt định kỳ để kịp thời phát hiện những nguy cơ hoặc bệnh lý về mắt sớm nhất.
Với những thông tin mà Thu Cúc TCI chia sẻ trên đây, ắt hẳn đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bị viêm kết mạc bao lâu khỏi. Chúc các bạn luôn bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình luôn sáng khỏe nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.