Sau khi bị đột quỵ, bệnh nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Và để bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị; bên cạnh những phác đồ điều trị thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ vô cùng cần thiết. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng sau đột quỵ bạn cần biết.
Bạn đang đọc: Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ
1. Đột quỵ và những điều cần biết
Bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tổn thương vĩnh viễn, tàn tật hoặc tử vong. Đột quỵ có thể khiến một hay nhiều vùng não tổn thương và khu vực bị tổn thương này có thể khiến người bệnh xuất hiện di chứng.
Đó có thể là mất khả năng vận động một bên cơ thể, mất chức năng ngôn ngữ hay chức năng khác… Những tổn thương này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn cả đời.
Người bệnh đột quỵ có thể mất đi chức năng cơ thể tạm thời hoặc vĩnh viễn
Đột quỵ có thể xảy ra khi mạch máu ở não vỡ hay bị rò rỉ dẫn tới máu chảy vào não hoặc có cục máu đông ngăn chặn dòng chảy của máu lên não. Những tình trạng này có thể xảy ra đối với người mắc các bệnh lý nền nguy cơ như: cao huyết áp, tim mạch, máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì…
Hiện nay có thể phòng ngừa và ngăn chặn sớm đột quỵ thông qua đánh giá và kiểm soát các bệnh lý nền nguy cơ. Đồng thời, có thể điều trị đột quỵ nếu như phát hiện và cấp cứu người bệnh trong “giai đoạn vàng” cứu chữa(3-4 giờ đầu khi có những triệu chứng đầu tiên).
2. Những thực phẩm người bệnh đột quỵ nên ăn
1.1 Đánh giá về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi đột quỵ
Sau khi bị đột quỵ, nhiều bệnh nhân khó có thể tiêu thụ được calo cần thiết khiến bệnh nhân bị sút cân và suy dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới việc phục hồi hoặc nguy cơ tàn tật sau này.
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nên được đánh giá trước khi xuất viện thông qua so sánh trọng lượng cơ thể trước và sau đột quỵ, tiền sử dị ứng, thói quen ăn uống, xét nghiệm tình trạng sức khỏe…
Thông qua đó để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân. Nếu không có đủ lượng calo cho cơ thể thì có thể xem xét đặt đường ống dẫn thức ăn qua mũi đến dạ dày trong khoảng 1-3 tuần tùy theo tình trạng bệnh. Ống thông có thể rút nếu bệnh nhân đã ăn uống bình thường trở lại.
Vậy bệnh nhân sau đột quỵ nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng như thế nào để nhanh phục hồi?
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn phù hợp cho người bị xơ vữa động mạch tim
Để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, người bệnh cần thăm khám với các chuyên gia
1.2 Những loại thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi đột quỵ
Thực phẩm từ cá
Cá được biết đến là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, được khuyến khích cho bệnh nhân sau đột quỵ. Bởi trong có có chứa: cholesterol tốt, acid béo không bão hòa, phốt pho… giúp ngăn chặn mảng xơ vữa động mạch hình thành trong máu – một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.
Người bệnh có thể bổ sung đa dạng loại cá như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá nước ngọt…
Một lưu ý nhỏ là người bệnh đột quỵ nên chia nhỏ lượng cá trong một tuần, một tháng, một năm… mà không nên liên tục ăn cá trong thời gian dài để đảm bảo cân bằng các dưỡng chất có từ những loại thực phẩm khác. Bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng từ cá tươi thay vì cá khô, cá đóng hộp hay cá tẩm gia vị…
Các loại rau củ nhiều chất xơ
Trái cây và rau củ là những thực phẩm có lợi cho người bệnh đột quỵ nói riêng và mọi người nói chung. Trong rau củ có nhiều chất xơ, trái cây chứa nhiều vitamin và những chất chống oxy hóa, giảm cholesterol… nhằm loại bỏ các gốc tự do và cải thiện xơ vữa động mạch…
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những loại rau củ sạch, được trồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh những nguy hại từ thực phẩm bẩn ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình.
Những loại trái cây và rau xanh khuyên dùng gồm: rau cải, súp lơ, mâm xôi, táo, cam…
Bổ sung sữa
Sau đột quỵ, sức khỏe của bệnh thường yếu hơn và cần tăng cường dưỡng chất để nhanh phục hồi và cải thiện triệu chứng. Bạn có thể sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như:
– Sữa ít béo: Tăng cường canxi, không gây béo phì giúp hạ huyết áp, hỗ trợ phòng đột quỵ thông qua giảm lượng cholesterol xấu
– Sữa bò: Có nhiều kali giúp phòng cao huyết áp, chứa nhiều omega 3 giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
– Sữa gạo: Chứa nhiều carbohydrate giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu
– Sữa đậu nành: Nên sử dụng sữa không đường, sữa này có nguồn gốc từ thực vật nên ít béo và bảo vệ sức khỏe
– Sữa chua: Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa phù hợp với người béo phì, giúp giảm cân và hạn chế nguy cơ đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh những cách phòng tránh bị đột quỵ hiệu quả
Sữa chua là sản phẩm từ sữa tốt cho người đột quỵ
2. Phòng ngừa và chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ thế nào?
Khi chăm sóc người bệnh đột quỵ cần lưu ý về nguy cơ té ngã hoặc biến chứng viêm loét:
– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng tránh áp lực xương hông, đặt gối hoặc đệm để kê cho bệnh nhân
– Hạn chế để giường quá cao và hướng dẫn bệnh nhân tập phục hồi thăng bằng tránh té ngã
– Hạn chế những mối nguy hiểm từ ánh sáng, thảm, đồ trơn, dây điện, đồ dễ vấp, cầu thang, sàn ướt…
Đồng thời, bạn cũng cần chủ động phòng ngừa đột quỵ thông qua những biện pháp sau:
– Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa, mệt mỏi
– Thiết lập lối sống lạc quan, tinh thần tốt và ăn uống ngủ nghỉ khoa học, không hút thuốc
– Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ tại những cơ sở y tế uy tín, đặc biệt khi có những bệnh lý nền liên quan(máu nhiễm mỡ, mạch vành, rung nhĩ, cao huyết áp, tiểu đường…).
Với những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ như trên, hi vọng người thân và bệnh nhân đã có được kiến thức cơ bản và cách để chăm sóc đặc biệt trong ăn uống cho bệnh nhân. Từ đó có thể giúp người bệnh nhanh phục hồi, hạn chế nguy cơ tái phát và hạn chế những biến chứng đến từ đột quỵ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.