Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng là một trong số những loại bệnh thường xảy ra của đôi mắt. Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm sẽ có khả năng dẫn tới những biến chứng khó lường như: suy giảm thị lực, loét giác mạc,…Cùng đọc bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về bệnh nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không?
1. Những điều cần biết về bệnh lý dị ứng mắt
1.1. Bệnh viêm kết mạc dị ứng (dị ứng mắt) có những dạng nào?
Dị ứng mắt hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng là một trong những bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh lý xảy ra khi xuất hiện các phản ứng viêm nhiễm do tiếp xúc với các loại chất dị nguyên, gây ra cho cơ thể hiện tượng miễn dịch phản ứng, giải phóng một số chất làm ngứa, giãn mạch,…
Dị ứng mắt được phân chia thành 5 dạng khác nhau đó là:
– Dị ứng mắt cấp: đây là một cơ chế bệnh xảy ra do phản ứng của viêm cấp tính sau khi có sự tiếp xúc với dị nguyên. Phần mí mắt và kết mạc của mắt lúc này có hiện tượng sưng phù. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng một vài giờ.
Dị ứng mắt là một trong những bệnh lý thường gặp của mắt
– Dị ứng mắt theo mùa: đây là một dạng dị ứng xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi theo mùa. Thông thường sẽ là vào thời điểm mùa hè, xuân hè của các nước nằm trong vùng ôn đới. Dạng viêm kết mạc này hoàn toàn có thể xảy ra quanh năm tùy cơ địa từng người.
-Dị ứng mắt kết – giác mạc: bệnh này thường xuất hiện ở đối tượng người lớn, hoặc những người đã có tiền sử bị mắc bệnh chàm, hen suyễn,…Dạng viêm kết mạc này có thể làm tổn thương tới phần mí mắt, gây sưng, tróc vảy, sừng hóa phần da mi, lâu dài có thể khiến mắt bị giảm thị lực.
– Dị ứng mắt nhú gai khổng lồ: bệnh này xảy ra khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa kết mạc mi với một số dị vật như: kính áp tròng, mi giả, chỉ khâu,…Bệnh gây ra tổn thương tới phần mi mắt dưới hình dạng nhú to.
1.2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm kết mạc dị ứng
1.2.1. Bệnh lý dị ứng mắt cấp
Khi mắc phải bệnh lý dị ứng mắt cấp, người bệnh sẽ có một số triệu chứng lâm sàng đó là:
– Phần mắt có dấu hiệu đỏ, sưng, cộm, cảm giác như có cát bên trong mắt.
– Mắt có nhiều ghèn, gỉ. Màu sắc của gỉ có thể là màu trong hoặc màu vàng tùy từng tác nhân gây bệnh.
– Hai mi mắt lúc này xuất hiện sưng nề, mong. căng đỏ do bị tụ mạch máu ở bên trong mắt.
– Một số trường hợp người bệnh có thể bị xuất huyết vùng dưới kết mạc, giả mạc gây tổn thương giác mạc. Mắt bị đau nhức, nhìn mờ, không rõ, nhạy cảm với ánh sáng. Lâu dài nếu không được điều trị có thể gây suy giảm thị lực của mắt.
– Hiện tượng mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi hạch,…cũng có thể xảy ra.
1.2.2. Bệnh lý dị ứng mắt mãn tính
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh lý dị ứng mắt mãn tính đó là:
– Xuất hiện hiện tượng đỏ ở một hoặc ở cả 2 bên mắt.
– Ngứa ở một hoặc cả 2 bên mắt.
– Mắt xuất hiện một lớp màng như chất mủ hoặc chất dịch ở trong mắt. Người bị bệnh có thể sẽ thấy khó chịu vào buổi sáng lúc thức dậy.
2. Bệnh lý dị ứng mắt có thể gây ra những biến chứng gì?
Tìm hiểu thêm: Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?
Khi bị dị ứng mắt kéo dài, hiện tượng nhiễm trùng sẽ lây lan và gây ảnh hưởng tới thị lực của đôi mắt
Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người, tuy nhiên nếu như bệnh lý dị ứng mắt không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến giác mạc cũng như thị lực của mắt.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu mắc phải bệnh dị ứng mắt trong thời gian dài đó là:
2.1. Hiện tượng loét giác mạc trong mắt
Nếu dị ứng mắt không được điều trị dứt điểm sẽ dễ có khả năng dẫn tới tình trạng loét giác mạc. Người bệnh khi bị loét giác mạc sẽ thấy xuất hiện triệu chứng: đỏ, sưng, cộm đau trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…Trong thời gian dài bị loét giác mạc sẽ dẫn tới giảm thị lực, viêm nội nhãn, teo nhãn cầu.
2.2. Hiện tượng mắt bị giảm thị lực
Khi bị dị ứng mắt kéo dài, hiện tượng nhiễm trùng sẽ lây lan và gây ảnh hưởng tới thị lực của đôi mắt. Đôi mắt lúc này sẽ dễ bị mỏi mắt, khô mắt, khó tập trung nhìn vào vật thể. Ở một số trường hợp, mắt còn có dấu hiệu đau rát, mờ mắt,…
3. Cần lưu ý gì trong quá trình bị dị ứng mắt?
Khi mắc bệnh dị ứng mắt, người bệnh cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh mắt cẩn thận, kỹ càng để tình trạng bệnh được nhanh chóng thuyên giảm:
– Chú ý vệ sinh mắt kỹ càng cẩn thận bằng cách sử dụng khăn riêng, hoặc giấy ăn lau nhẹ nhàng phần gỉ mắt, ghèn mắt liên tục trong ngày. Không nên sử dụng giấy khăn khô ráp để lau, tránh gây tổn thương phần kết mạc.
– Bệnh nhân khi bị dị ứng mắt cũng cần phải sử dụng riêng thuốc nhỏ mắt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, kính mắt trong thời gian bị bệnh.
– Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân cũng nên hạn chế ra đường, tiếp xúc với người khác, tránh khả năng lây lan bệnh. Khi đi ra đường cần sử dụng kính râm để đảm bảo an toàn.
– Cần nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian bị bệnh, để đôi mắt mau chóng bình phục trở lại.
4. Làm thế nào để phòng tránh bệnh lý dị ứng mắt?
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây viễn thị và giải pháp khắc phục
Thực hiện thăm khám, kiểm tra mắt định kỳ
Để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, hạn chế việc mắc các bệnh lý về mắt, chúng ta nên thực hiện một số điều sau:
– Hạn chế nhất có thể việc sử dụng chung các đồ vật cá nhân với người khác: kính mắt, gối, khăn lau mặt,…
– Cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi có sự tiếp xúc với mắt.
– Thay ga gối định kì thường xuyên để tránh bị mắc bệnh về mắt.
– Không nên sử dụng tay để dụi mắt nhiều lần.
– Khi ra ngoài cần chuẩn bị cho mình kính râm hoặc kính trắng để bảo vệ đôi mắt trước các tác nhân gây bệnh và môi trường bên ngoài.
– Thực hiện thăm khám, kiểm tra mắt định kỳ hoặc bất cứ khi nào có những dấu hiệu lạ, bất thường về mắt.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lý dị ứng mắt (viêm kết mạc). Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh lý cũng như bảo vệ đôi mắt của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám mắt với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.