Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?

Các loại thuốc viêm kết mạc mắt có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời giúp mắt nhanh chóng hồi phục lại trạng thái bình thường. Vậy có những loại thuốc điều trị viêm giác mạc nào phổ biến, chúng được áp dụng cho những trường hợp bệnh nào, cùng đọc bài viết chi tiết bên dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

Bạn đang đọc: Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?

1. Khái niệm bệnh lý viêm kết mạc mắt là gì?

Hiện tượng viêm kết mạc còn được gọi với tên là bệnh đau mắt đỏ. Đây là một tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm của kết mạc (phần mô trong suốt nằm ở bề mặt bên trong của mí mắt và lớp phủ ngoài trong mắt). Khi bị viêm kết mạc, các mạch máu nhỏ bên trong mắt sẽ hiện rõ hơn, lan ra dày đặc ở phần lòng trắng trong mắt.

Bệnh lý viêm kết mạc có thể xảy ra ở cả đối tượng trẻ em và người lớn. Một số các nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh lý này đó là: các chất gây dị ứng cho mắt, sự tấn công của virus, vi khuẩn, do tai nạn, tổn thương giác mạc,…

Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?

Hiện tượng viêm kết mạc còn được gọi với tên là bệnh đau mắt đỏ

2. Điều trị bệnh lý viêm kết mạc bằng thuốc như thế nào?

Tùy vào từng tình trạng viêm kết mạc của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau.

2.1. Điều trị bằng thuốc viêm kết mạc mắt dạng kháng sinh

Hiện tượng viêm kết mạc do sự tấn công của virus thông thường sẽ không cần điều trị bằng thuốc mà sẽ có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn tấn công (herpes simplex, viricella – zoster), thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt như trifluridine.

Các loại thuốc kháng sinh này có khả năng điều trị tình trạng viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, chúng còn giúp kháng khuẩn cho mắt, giúp mắt hạn chế, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, giảm các biến chứng cũng như phòng tránh được nguy cơ lây lan bệnh sang cho người khác.

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp sau bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh:

– Mắt bệnh nhân có hiện tượng tiết nhiều dịch mủ, khả năng lây nhiễm sang cho người khác rất cao.

– Bệnh nhân có hệ miễn dịch đang bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn nguy hiểm.

– Bác sĩ nghi ngờ bệnh viêm kết mạc là do các loại vi khuẩn đặc biệt gây ra.

Điển hình trong thành phần các loại thuốc kháng sinh này sẽ là: natri sulfacetamide, ciprofloxacin, gatifloxacin,…

2.2. Điều trị bằng thuốc viêm kết mạc mắt dành cho mắt dị ứng

Tìm hiểu thêm: Phòng khám Thu Cúc có khám mắt không?

Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?

Tùy vào từng tình trạng viêm kết mạc của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau

Khi gặp tình trạng viêm kết mạc dạng dị ứng, chúng ta cần làm đầu tiên đó là sử dụng các loại thuốc có tác dụng kiểm soát các phản ứng dị ứng, đồng thời làm giảm viêm, giảm ngứa, chống viêm cho mắt. Một số loại thuốc để điều trị viêm kết mạc dị ứng đó là:

– Thuốc kháng sinh histamine: olopatadine, brompheniramine, epinastine,…

– Các loại thuốc giúp chống dị ứng, ổn định tế bào mast: iodoxamide, tromethamine, cromolyn sodium,…

– Các loại thuốc chống viêm như fluorometholone.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để có chỉ định chính xác cho từng tình trạng bệnh.

3. Các phản ứng có thể xảy ra sau khi điều trị viêm kết mạc bằng thuốc

Cũng giống như bất cứ loại thuốc mắt nào, các loại thuốc nhỏ mắt giúp điều trị viêm kết mạc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

– Người bệnh có cảm giác châm chích ở vùng mắt.

– Hiện tượng bỏng mắt, mờ mắt dạng tạm thời.

– Trên cơ thể có xuất hiện phát ban.

– Quanh vùng mắt bị ngứa, rát, nóng, đỏ, sưng tấy.

– Thị lực mắt suy giảm, đôi khi nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng, khó mở mắt.

– Một số dấu hiệu khác như: khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, lú lẫn,…

Trong quá trình điều trị viêm kết mạc, người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe bản thân sát sao. Nếu trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn, điều chỉnh đơn thuốc nếu cần thiết.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc là gì?

Vai trò của các loại thuốc viêm kết mạc mắt?

>>>>>Xem thêm: Khi bị viêm bờ mi kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa

Các loại thuốc để điều trị viêm kết mạc có thể được chỉ định sử dụng dạng nhỏ mắt, tiêm hoặc uống tùy từng loại. Theo đó, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để quá trình khỏi bệnh, hồi phục của mắt diễn ra nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều trong quá trình điều trị viêm kết mạc ở mắt:

– Đối với đối tượng trẻ em, nếu gặp khó khăn trong quá trình nhỏ mắt, bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh dạng mỡ sử dụng thay thế.

– Đối với các loại thuốc nhỏ mắt dạng kháng sinh, không nên tự ý sử dụng trong thời gian quá dài. Bởi việc này sẽ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

– Trong quá trình điều trị, có thể kết hợp chườm mắt bằng khăn lạnh, khăn ấm để giúp mắt đỡ khó chịu.

– Nước mắt nhân tạo cũng có thể kết hợp sử dụng thêm cùng với thuốc điều trị, giúp mắt cân đối sự điều tiết và làm giảm các triệu chứng.

– Chú ý vệ sinh vùng mắt hàng ngày với khăn sạch hoặc bông gòn. Lưu ý nên vứt bỏ gạc và bông gòn sau mỗi lần sử dụng. Đối với khăn mặt thì nên giặt riêng sạch sẽ, phơi chỗ có nắng để diệt sạch vi khuẩn.

– Không nên sử dụng các loại kính áp tròng trong thời gian bị viêm kết mạc. Nên để mắt nghỉ ngơi cho tới khi hết tình trạng nhiễm trùng. Sau khi sử dụng lại kính áp tròng cũng nên vệ sinh, khử trùng kính cẩn thận sau mỗi lần đeo.

– Vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm. Hạn chế đưa tay lên dụi mắt, chạm vào mắt và xung quanh vùng mắt để tránh lây nhiễm bệnh.

– Không nên sử dụng chung các lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, đồ vệ sinh cá nhân với người khác để tránh lây lan bệnh.

– Tránh xa các tác nhân, kháng nguyên gây dị ứng như: phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm, nước hoa,…

– Chủ động đi thăm khám bác sĩ nhãn khoa nếu có bất cứ dấu hiệu lạ, bất thường nào.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có phương án chủ động thăm khám và điều trị bệnh lý viêm kết mạc. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin về bệnh lý mắt, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để có thể được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *