Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Theo các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh hẹp động mạch cảnh chỉ chiếm 5% dân số nhưng khoảng 25 – 30% các ca đột quỵ não có liên quan đến căn bệnh này. Cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

1. Động mạch cảnh và bệnh động mạch cảnh là gì?

Động mạch cảnh là một mạch máu lớn cung cấp máu cho não, mặt và cổ. Động mạch này xuất phát từ động mạch chủ ở ngực, đi dọc lên, đến cổ thì phân nhánh và đối xứng ở 2 bên cổ. Mỗi người sẽ có hai động mạch cảnh chung là động mạch cảnh chung trái và động mạch cảnh chung bên phải nằm ở mỗi bên cổ. Trên đường đi lên não, mỗi động mạch cảnh lại chia thành hai nhánh: động mạch cảnh trong và ngoài.

Bình thường, thành trong của động mạch cảnh trơn láng, nhờ đó máu có thể lưu thông dễ dàng đến não, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng.

Bệnh động mạch cảnh hay hẹp động mạch cảnh là thuật ngữ đề cập đến tình trạng thu hẹp của các động mạch cảnh, thường do sự tích tụ của các chất béo và cặn cholesterol, hình thành các mảng bám trên thành mạch.

Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Bệnh động mạch cảnh là tình trạng lòng động mạch đưa máu lên não bị tắc hẹp do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông.

2. Bệnh động mạch cảnh và đột quỵ có mối liên hệ ra sao?

Bình thường, thành trong của động mạch cảnh trơn láng, mềm mại. Nhờ đó máu có thể lưu thông dễ dàng đến não mà ít gặp trở ngại. Tuy nhiên ở người mắc bệnh động mạch cảnh, các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông hình thành và phát triển trong lòng mạch sẽ cản trở đường đi của máu, gây tắc nghẽn và thiếu hụt máu lên não. Tình trạng thiếu hụt này xảy ra trong thời gian dài hoặc đột ngột đều có thể dẫn tới đột quỵ.

3. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh động mạch cảnh

3.1 Các triệu chứng của bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Bệnh động mạch cảnh có thể không biểu hiện bất cứ một triệu chứng cho đến khi xảy ra đột quỵ. Trong trường hợp có triệu chứng thì thường giống như một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). TIA xảy do mất máu đột ngột, tạm thời đến một vùng não. Các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng thường chỉ kéo dài từ vài phút đến 1 giờ và biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ mà không gây thương tổn nào cho não.

Các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua ở người bị bệnh hẹp động mạch cảnh gồm:

– Đột ngột tê, yếu, liệt ở mặt hoặc một bên tay hoặc chân

– Giảm đột ngột chuyển động hoặc khả năng phối hợp động tác

– Khả năng tập trung của người bệnh giảm, hay nhầm lẫn

– Đau đầu, chóng mặt

– Mờ mắt, nhức mắt hoặc mất thị lực tạm thời

– Đột ngột khó nói, không nói rõ ràng hoặc nói lắp

Nếu thấy các biểu hiện này, đừng chủ quan với bệnh động mạch cảnh và nguy cơ đột quỵ. Hãy đi khám với chuyên gia Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Đột quỵ có triệu chứng gì và cách điều trị bệnh

Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Bệnh hẹp động mạch cảnh và đột quỵ có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt.

3.2 Các chẩn đoán bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

Khám lâm sàng

Bệnh động mạch cảnh thường rất ít biểu hiện triêu chứng, thậm chí không có triệu chứng cho đến khi bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ. Do đó cần phải tầm soát căn bệnh này sớm, có vậy mới tránh được đột quỵ xảy ra và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Kiểm tra tiếng thổi bất thường ở cổ là một cách đơn giản, an toàn được các bác sĩ áp dụng để sàng lọc chứng hẹp động mạch cảnh. Cụ thể, bác sĩ dùng ống nghe để nghe các động mạch ở cổ người bệnh. Nếu có một âm thanh bất thường xuất hiện trong động mạch có nghĩa là có dòng máu chảy hỗn loạn đang chảy trong động mạch cảnh.

Khám cận lâm sàng

Một số phương pháp cận lâm sàng thường sẽ được chỉ định để chẩn đoán bệnh này bao gồm:

– Siêu âm động mạch cảnh (tiêu chuẩn hoặc Doppler): Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để quan sát các động mạch cảnh; tìm kiếm các mảng bám và cục máu đông trong động mạch nếu có. Phương pháp an toàn, không xâm lấn nên đang được ứng dụng ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc muốn tầm soát bệnh động mạch cảnh.

– Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): Phương pháp nhằm thu thập thông tin chính xác về não và động mạch, sau đó tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao, thường dùng để phát hiện các dấu hiệu đột quỵ.

– Chụp mạch cắt lớp vi tính (CTA): Phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang của các động mạch cảnh, não bộ.

– Chụp động mạch não (chụp động mạch cảnh): Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để tạo hình động mạch cảnh, giúp nhìn thấy được sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn khi thuốc cản quang được bơm vào động mạch cảnh.

Mối liên hệ giữa bệnh động mạch cảnh và đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra cấu trúc và các tổn thương ở động mạch này.

4. Cách phòng tránh đột quỵ do bệnh động mạch cảnh

Để phòng tránh đột quỵ ở những người bị mắc bệnh động mạch cảnh thì việc phát hiện sớm các bất thường ở động mạch cảnh là điều rất cần thiết và cần được làm sớm.

Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, giảm cân hợp lý cũng góp phần vào việc phòng tránh bệnh động mạch cảnh và nguy cơ đột quỵ do bệnh động mạch cảnh.

Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu hơn về mối liên hệ giữa bệnh hẹp động mạch cảnh và đột quỵ, từ đó có sự chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh. Nếu có nhu cầu thăm khám, kiểm tra động mạch cảnh và tầm soát nguy cơ đột quỵ, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *