Các thống kê cho thấy nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 2-4 lần so với người bình thường. Cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa đột quỵ và tiểu đường cùng các biện pháp phòng tránh qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
1. Thông tin cơ bản về đột quỵ và tiểu đường
1.1 Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào do quá trình cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Tình trạng này có thể xảy ra do động mạch nuôi não bị tắc nghẽn bởi sự tồn tại của các mảng xơ vữa và cục máu đông hoặc do mạch máu suy yếu, nứt vỡ khiến máu tràn vào nhu mô gây tổn thương não.
Cứ mỗi phút trong cơn đột quỵ lại có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi, nhiều trường hợp không thể phục hồi khiến người bệnh rất dễ tử vong hoặc gặp phải các di chứng nặng nề sau đột quỵ như yếu, liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,…
1.2 Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là tình trạng đường huyết thường xuyên ở mức cao do tuyến tụy sản xuất thiếu hormone insulin hoặc cũng có thể do hormone này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, da, mắt, đột quỵ,…
Các nghiên cứu cho thấy người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2 – 4 lần so với người bình thường.
Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị đột quỵ do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông.
2. Vì sao bệnh nhân tiểu đường dễ bị đột quỵ?
Hiện tượng đường huyết thường xuyên tăng cao là tác nhân gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch và huyết khối phát triển, gây tắc nghẽn hoặc nứt vỡ các mạch máu nuôi não và dẫn đến đột quỵ não.
Cụ thể, ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, cả glucose và insulin đều tăng cao. Insulin là hormone có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose thành glycogen và dự trữ tại gan. Khi gan bão hoà glycogen, glucose sẽ được dùng để tạo ra các acid béo, giải phóng vào máu, sản sinh triglycerides trong các tế bào mỡ và khiến lượng mỡ trong cơ thể gia tăng.
Tình trạng triglycerid tăng cao thúc đẩy quá trình hình thành các mảng bám (xơ vữa động mạch), khiến mạch máu giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hoặc tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ.
Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải các phản ứng viêm, đây cũng là nguyên nhân gây ra sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Vì vậy, nếu không kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết.
Ở những người bệnh này, nguy cơ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và nồng độ cholesterol xấu trong máu cao hơn những người có đường máu bình thường.
Nguy cơ đột quỵ cao ngay cả ở những người đang ở giai đoạn tiền tiểu đường.
3. Biểu hiện đột quỵ do đái tháo đường
Bệnh nhân bị đột quỵ do đái tháo đường thường vẫn có các dấu hiệu của người bị đột quỵ như:
– Liệt mặt một bên, méo miệng, lệch nhân trung
– Gặp khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp bằng lời nói, nói ngọng, nói líu, nói lắp,…
– Tê, yếu chân tay, không đưa được tay lên cao, khó phối hợp các động tác
– Đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ
Các dấu hiệu này thường được gói gọn bằng quy tắc F.A.S.T và B.E.F.A.S.T.
Ở những người bị tiểu đường, tình trạng yếu chân tay, rối loạn nhịp tim thường gặp hơn so với những người không mắc tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ chán ăn
Đột quỵ ở những người bệnh đái tháo đường về cơ bản giống với người không mắc bệnh.
4. Cách phòng tránh đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
Để phòng tránh đột quỵ, người mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ phác đồ điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ
do đái tháo đường. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần duy trì một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ này.
4.1 Chế độ ăn khoa học giúp phòng tránh đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
Một số lưu ý khi ăn uống giúp phòng tránh đột quỵ cho bệnh nhân tiểu đường:
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với khẩu phần ăn nhỏ
– Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm chứa carbohydrate chưa qua tinh chế khác
– Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và kiểm soát đường huyết
– Ăn các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ giàu acid béo omega-3
– Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, thịt bò, xúc xích, bánh nướng…
– Giảm lượng muối ăn, đường trong khẩu phần ăn một ngày
– Hạn chế sử dụng bia, rượu và các chất kích thích có hại khác
– Không hút thuốc lá
>>>>>Xem thêm: Lưu ý cách sơ cứu người bị co giật an toàn
Người bệnh tiểu đường cần điều trị tích cực và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác để ngăn đột quỵ.
4.2 Tập thể dục thường xuyên
Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục từ 5 ngày trở lên mỗi tuần, mỗi ngày 30 phút có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
4.3 Kiểm soát các bệnh lý để phòng tránh đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
Bên cạnh việc theo dõi đường huyết, người bệnh đái tháo đường cũng cần quan tâm đến các chỉ số khác, đặc biệt là huyết áp và mỡ máu. Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát huyết áp là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở cả người mắc bệnh tiểu đường và người không mắc bệnh. Bên cạnh đó, chỉ số mỡ máu cũng cần được quan tâm bằng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ở những bệnh nhân từng bị đột quỵ hoặc từng xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn nhóm thuốc statin để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Phát hiện đái tháo đường và các bệnh lý nguy cơ càng sớm thì khả năng kiểm soát bệnh và ngăn đột quỵ càng cao.
Tóm lại, đột quỵ ở người bệnh tiểu đường là một biến chứng rất nguy hiểm, cần được phòng ngừa bằng việc phát hiện sớm và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ. Nếu có nhu cầu thăm khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được sắp xếp lịch khám hợp lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.