6 Biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản

Phòng tránh đột quỵ là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mỗi người để ngăn những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và tính mạng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách phòng ngừa đột quỵ bằng 6 biện pháp đơn giản.

Bạn đang đọc: 6 Biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản

1. Ăn uống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ

Ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch và các cục máu đông. Trong khi đó, ăn quá mặn cũng gây tăng huyết áp và dễ dẫn đến đột quỵ. Thường xuyên ăn đêm, ăn hoặc uống quá no cũng là những tác nhân khiến đột quỵ ngày càng gia tăng.

Thay đổi thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể, đặc biệt tránh đột quỵ.  Một lưu ý khi ăn uống giúp phòng tránh đột quỵ gồm:

– Hạn chế tiêu thụ chất béo

– Tăng cường bổ sung chất xơ

– Ăn đồ tươi, hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn

– Hạn chế muối trong khẩu phần ăn

– Ăn ít đồ ngọt

Bên cạnh đó, không nên ăn quá no, ăn quá khuya, vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại…

6 Biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản

Chế độ ăn uống lành mạnh góp phần ngăn đột quỵ xảy ra.

2. Thường xuyên vận động thể chất

Tập thể dục giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, giảm cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu lên não, giảm béo phì. Đây đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Ngoài ra, vận động cũng giúp giải tỏa stress, căng thẳng, ngăn tình trạng mất ngủ, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ.

Bạn có thể chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, các bộ môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tập 30 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày/tuần để duy trì sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Đối với những người có bệnh nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp.

Khi tập luyện, không nên tập với cường độ quá cao để tránh gây nguy hiểm cho hệ tim mạch và não bộ.

3. Tránh hút thuốc

Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Ước tính, người hút thuốc lá nhiều hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu hút ít hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không hút.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa BMJ cho thấy những người hút thuốc lá dù chỉ một điếu mỗi ngày vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 50%và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 30% so với người không hút.

Nguyên nhân là do các chất độc trong khói thuốc như carbon monoxide, arsenic, formaldehyde và cyanide khi vào máu làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Hút thuốc là cũng gây tăng huyết áp, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tạo huyết khối và gây bệnh đột quỵ.

Do vậy từ bỏ hoặc hạn chế hút thuốc là sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: Nhận biết và điều trị kịp thời

6 Biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản

Bỏ hút thuốc lá là biện pháp quan trọng ngăn ngừa đột quỵ.

4. Hạn chế uống rượu

Sử dụng rượu thường xuyên hoặc quá nhiều cùng một lúc có thể gây tăng huyết áp, góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo một báo cáo trên tạp chí Stroke, những người uống trung bình trên 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% so với những người sử dụng ít hơn nửa ly rượu mỗi ngày,.

Khi uống quá nhiều hoặc uống say (hơn 5 ly một ngày, ít nhất mỗi tháng một lần, tỷ lệ đột quỵ có thể tăng 39%. Những người sử dụng nhiều bia rượu ở độ tuổi trung niên có nguy cơ bị đột quỵ sớm hơn 5 năm.

Do vậy, hạn chế bia rượu là việc cần làm để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bắt buộc phải uống bia rượu, không nên uống quá nhiều, trong khi uống rượu nên uống cùng với nước lọc để làm giảm nồng độ rượu, ăn trước khi phải uống rượu bia,…

5. Tránh căng thẳng, stress

Stress hay căng thẳng là phản ứng bình thường của cơ thể, để chống lại các kích ứng từ bên ngoài. Tuy nhiên đây là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quy. Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng mạn tính, stress kéo dài có thể làm tăng 4 lần nguy cơ đột quỵ.

Căng thẳng, stress cũng có thể gây tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, cholesterol cao, béo phì,… – các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ.

Để ngăn đột quỵ, bạn nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí phù hợp, tâm sự, trò chuyện với những người xung quanh…

6. Kiểm soát các bệnh lý

Các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… cũng là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nguy hiểm.

Vì vậy, muốn ngăn đột quỵ cần kiểm soát hiệu quả các bệnh lý này.

6.1 Kiểm soát huyết áp để phòng tránh đột quỵ

Huyết áp cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương động mạch, làm hỏng thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông trong mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.

Các biện pháp nên thực hiện để kiểm soát huyết áp:

– Kiểm tra đều đặn, thường xuyên chỉ số huyết áp

– Giữ cân nặng hợp lý, có thể giảm cân nếu cần thiết

– Tập thể dục thường xuyên

– Ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, ăn nhạt

– Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia

– Uống thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh theo chỉ định của bác sĩ

6.2 Kiểm soát cholesterol

Tình trạng cholesterol dư thừa có thể tích tụ mảng bám trên thành động mạch và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não.

Để kiểm soát cholesterol máu, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất.

6 Biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản

>>>>>Xem thêm: Báo động bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Muốn phòng ngừa đột quỵ, cần thăm khám sớm để phát hiện các yếu tố nguy cơ và kiểm soát kịp thời.

6.3 Quản lý tốt bệnh tiểu đường giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy, người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 – 4 lần người bình thường. Người bệnh tiểu đường cần theo dõi đường máu thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa đột quỵ và các biến chứng khác.

Thực tế, rất nhiều người không hề biết mình mắc bệnh, dẫn tới điều trị muộn. Thậm chí nhiều người khi đột quỵ xảy ra mới biết mình có bệnh nền từ trước. Vì vậy, phát hiện sớm các bệnh lý này bằng việc chủ động kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là rất thiết thực.

Hi vọng 6 biện pháp thay đổi lối sống được chia sẻ trên đây sẽ trở thành “bí kíp” giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *