Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ

Từ đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và một số yếu tố khác. Người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng của bệnh từ nhẹ đến nặng, xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Bạn đang đọc: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ

1. Tìm hiểu các triệu chứng cảnh báo đột quỵ cần biết

Những dấu hiệu ban đầu của đột quỵ đều xuất phát từ sự tổn thương não bộ, thần kinh và thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm:

– Tê yếu, liệt tay chân, khó cầm nắm hay cử động

– Liệt một nửa khuôn mặt

– Rối loạn ngôn ngữ

– Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt (nhìn mờ, tầm nhìn hạn chế)

– Lú lẫn, quên các sự kiện mới xảy ra, mất định hướng không gian và thời gian

– Đau đầu nặng

– Rối loạn thăng bằng, dễ té ngã

– Tùy theo diễn tiến và mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

– Suy giảm ý thức

– Đau đầu không giảm, buồn nôn và nôn nhiều

– Hôn mê

– Tử vong

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thường xuất phát từ mạch máu não, cụ thể:

– Thiếu máu cục bộ, chiếm 80% nguyên nhân (thiếu máu do tắc mạch gây ra bởi cục huyết khối, máu đông)

– Chảy máu (còn được gọi là xuất huyết não do vỡ mạch máu), chiếm 20% trong tổng số ca đột quỵ.

Ngoài ra còn có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua nếu các triệu chứng đột quỵ thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ và không có dấu hiệu nhồi máu não cấp.

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ

Đột quỵ xảy ra do 2 nguyên nhân chính và mỗi trường hợp lại gây ra các biến chứng khác nhau

3. Nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể thay đổi được bao gồm:

– Đã bị đột quỵ trước đó

– Tuổi cao (nhất là những người trên 65 tuổi)

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim, đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi hoặc kiểm soát được, như sau:

– Nhóm các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu

– Bệnh tim (rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, rung nhĩ)

– Tăng đông (do huyết khối tắc mạch gây nên)

– Phình mạch trong sọ

– Viêm mạch

– Lối sống thiếu khoa học như hút thuốc lá, lạm dụng rượu quá mức, sử dụng ma túy và chất kích thích; ít hoạt động thể lực

– Béo bụng, béo phì, thừa cân

– Chế độ ăn nguy cơ cao (giàu chất béo bão hòa, ít chất xơ, ăn mặn, ăn ngọt, …)

– Căng thẳng tâm lý, áp lực trong một khoảng thời gian dài

Tìm hiểu thêm: Các đối tượng dễ mắc đột quỵ

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ

Người già dễ bị đột quỵ do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể và sức đề kháng yếu kém theo thời gian

4. Biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ bạn cần biết

Đột quỵ được biết đến là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng từ đột quỵ như sau:

4.1. Từ đột quỵ gây ra biến chứng trên não và hệ thần kinh

Một số di chứng liên quan đến não và hệ thần kinh mà người bệnh có thể gặp gồm:

– Phù não: não của bệnh nhân có thể bị phù lên.

– Động kinh, rối loạn co giật: tình trạng này thưởng xảy ra với những người bị đột quỵ nặng.

– Đau đầu mạn tính: bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não dễ bị đau đầu kéo dài do máu từ vị trí xuất huyết làm ảnh hưởng não bộ.

– Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ: đây là một trong những biến chứng nặng nề và phổ biến do đột quỵ. Người bệnh có thể hay quên, mất khả năng định hướng không gian – thời gian, không thể đưa ra phán đoán hay quyết định. Một số người không nhận ra người thân, không hiểu ý người khác nói.

4.2. Liệt vận động, co cứng cơ

Một biến chứng đột quỵ chiếm khoảng 90% trường hợp là liệt vận động, bao gồm:

– Liệt nửa người

– Liệt tứ chi

– Liệt mặt

– Liệt các dây thần kinh

– Tê bì nửa người

– Co cứng cơ, đau nhức xương khớp có thể xảy ra sau khi bị đột quỵ hoặc vài tháng sau đó. Biến chứng đột quỵ này khiến người bệnh khó đi lại cũng như chăm sóc bản thân. Nếu bị liệt và bắt buộc nằm một chỗ quá lâu, người bệnh có thể đối diện với một loạt biến chứng nguy hiểm hơn như:

– Cứng khớp

– Loét các điểm tỳ đè

– Viêm phổi

– Huyết khối tĩnh mạch sâu

4.3. Viêm phổi

Viêm phổi là một trong những biến chứng không thể xem nhẹ vì có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề hô hấp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh không thể di chuyển sau khi đột quỵ.

4.4. Các vấn đề về nhai, nuốt

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ ở miệng và họng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhai, nuốt thậm chí cả lúc nói.

4.5. Rối loạn ngôn ngữ từ đột quỵ

Tổn thương vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ có thể dẫn đến di chứng rối loạn ngôn ngữ. Biểu hiện của tình trạng này khá đa dạng, cụ thể gồm:

– Nói ngọng

– Nói lắp

– Thay đổi âm điệu

– Gặp khó khăn khi diễn đạt bằng lời, khó lựa chọn từ phù hợp

– Không nói được

– Mất khả năng đọc, viết

4.6. Rối loạn cảm xúc

Sau khi trải qua cơn đột quỵ, người bệnh thường gặp khó khăn trong kiểm soát cảm xúc. Nguyên nhân là bởi họ mất đi khả năng tự chăm sóc, không thể giao tiếp nên sinh ra cảm giác tự ti, mặc cảm. Họ còn lo lắng vì sợ bệnh sẽ tái phát trong thời gian tới. Lâu dần, người bệnh cảm thấy u uất thậm chí trầm cảm.

4.7. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối – cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch ở chân do tình trạng bất động, hạn chế vận động sau đột quỵ. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển trong mạch máu đến các cơ quan khác sẽ đe dọa đến tính mạng.

4.8. Rối loạn tiểu tiện

Người bệnh sau đột quỵ có thể bị rối loạn cơ vòng. Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức cũng khiến việc kiểm soát chức năng tiểu tiện bị hạn chế hơn. Kết quả là nhiều người bệnh không tự chủ trong việc đại tiểu tiện.

Ở những bệnh nhân không kiểm soát được chức năng bàng quang sau khi bị bệnh, bác sĩ có thể đặt ống thông để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu người bệnh không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.

Có thể thấy, từ đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Do đó, mỗi người nên tự nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa cũng như tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo các dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện sớm

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *