Một trong những phương pháp xử trí thai ngoài tử cung là mổ nội soi. Việc áp dụng mổ nội soi thai ngoài tử cung cần tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh cũng như chuyên môn của cơ sở y tế.
Bạn đang đọc: Giải đáp chi tiết: Mổ nội soi thai ngoài tử cung thế nào?
1. Thai ngoài tử cung – Nỗi sợ hãi của mẹ bầu
– Thông thường sau khi thụ tinh thì trứng sẽ di chuyển theo vòi trứng vào buồng tử cung, làm tổ ở đây. Tuy nhiên, có những trường hợp thì trong quá trình di chuyển, do một nguyên nhân nào đó, trứng không vào buồng tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác thì gọi là thai ngoài tử cung.
– Thai ngoài tử cung là vị trí thai bất thường, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán về điều trị kịp thời.
Thai ngoài tử cung là vị trí thai bất thường, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
2. Mổ nội soi ngoài tử cung
2.1. Trước khi mổ nội soi thai ngoài tử cung
Khi nghi ngờ thai ngoài tử cung, người bệnh cần đi khám, tuân theo chỉ định của bác sĩ để xử trí kịp thời. Một trong những phương pháp được ưu tiên thực hiện vì mang lại sự an toàn và hạn chế biến chứng về sau cho bệnh nhân là mổ nội soi.
Trước khi thực hiện người bệnh cần được theo dõi tình trạng sức khỏe:
– Có đau bụng không, đau ít hay nhiều
– Có thốn nặng ở hậu môn không
– Có mắc cầu không
– Theo dõi huyết áp, mạch… để chẩn đoán và điều trị sớm.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không?
Khi nghi ngờ thai ngoài tử cung, người bệnh cần đi khám, tuân theo chỉ định của bác sĩ để xử trí kịp thời.
2.2. Quá trình phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung
– Phẫu thuật mổ nội soi chửa ngoài tử cung được áp dụng với trường hợp thai nằm ở vòi trứng, chưa gây xoắn chưa vỡ vòi trứng, thai nằm ở ống dẫn trứng, chưa gây xoắn vỡ ống dẫn trứng.
– Thực hiện thai ngoài tử cung cần ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện thăm khám và điều trị theo một quy trình khoa học, an toàn.
– Sau khi thăm khám, xét nghiệm thấy tình trạng có thể mổ nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều sau khi đã được gây tê.
– Hoàn thành phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc chu đáo và tận tình, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về quy trình trồng răng Implant
Phẫu thuật mổ nội soi thai ngoài tử cung được áp dụng với trường hợp thai nằm ở vòi trứng, chưa gây xoắn chưa vỡ vòi trứng, thai nằm ở ống dẫn trứng, chưa gây xoắn vỡ ống dẫn trứng.
2.3. Sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung
Sau khi mổ nội soi ngoài tử cung, sức khỏe của chị em rất yếu vì thế cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt.
– Hạn chế vận động, nên ăn các thức ăn dễ tiêu chẳng hạn cháo, súp, sữa,… Sau tuần đầu, nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, ngừa sản dịch tích tụ.
– Sau khi mổ thai ngoài tử cung, vùng kín tiết dịch, có máu kèm theo, chị em nên chú ý giữ thật sạch bộ phận sinh dục, vệ sinh nhẹ nhàng và dùng băng vệ sinh nếu dịch tiết nhiều.
– Không quan hệ tình dục trong ít nhất 6 tuần đầu sau mổ thai ngoài tử cung để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau khi quan hệ tình dục trở lại cần sử dụng biện pháp tránh thai an toàn tránh mang thai sớm, khi cơ quan sinh dục vẫn chưa ổn định. Bệnh nhân rất cần tái khám theo yêu cầu của bác sĩ và khám phụ khoa định kỳ tránh những bất thường xảy ra.
Bài viết trên với những thông tin mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã giúp bạn đọc có được kiến thức hữu ích cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.