Đột quỵ là tình trạng bệnh xảy ra đột ngột và ảnh hưởng tới cả sức khỏe hay tinh thần của người bệnh. Đa số người bệnh đột quỵ sẽ gặp phải những thay đổi về cảm xúc và cần có sự điều chỉnh tâm lý của bệnh nhân sau đột quỵ để có được kết quả điều trị tốt hơn.
Bạn đang đọc: Cách điều chỉnh tâm lý của bệnh nhân sau đột quỵ
1. Ảnh hưởng của đột quỵ đối với cảm xúc của người bệnh
1.1 Đột quỵ và những thay đổi về tâm lý của bệnh nhân sau khi mắc bệnh
Sau khi gặp phải đột quỵ, nhiều người bệnh có thể thay đổi về thể chất và thể trạng sức khỏe: khó khăn trong di chuyển, sử dụng lời nói, thị lực yếu… Người bệnh khó có thể tự sinh hoạt mà cần phụ thuộc vào người khác dẫn đến thay đỏi trong tâm lý và cảm xúc.
Sau đột quỵ người bệnh có thể gặp phải nhiều thay đổi cảm xúc
Nhiều người bệnh sau đột quỵ có thể bị trầm cảm, có những cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng, thiếu sức sống…
Bởi đột quỵ khiến gây ra những thay đổi vật lý ở não. Trong khi đó, chất lượng cuộc sống giảm và cảm giác cơ thể biến đổi đột ngột khiến người bệnh khó chấp nhận thực tại. Đó hoàn toàn là cảm xúc bình thường khi trải qua thay đổi lớn trong cảm xúc như vậy.
Để xử lý được vấn đề về tâm lý sau đột quỵ, người bệnh cần nhận được sự hỗ trợ và động viên, đồng thời điều trị tích cực để lấy lại chức năng cơ thể.
1.2 Nhận dạng để điều chỉnh tâm lý của bệnh nhân sau khi đột quỵ
Bệnh đột quỵ là tình trạng đột ngột dẫn tới người bệnh chưa có sự chuẩn bị tâm lý dẫn tới sau khi mắc bệnh, đặc biệt là những trường hợp nặng có thể dẫn tới sợ hãi, buồn bã, lo lắng, tức giận:
Trầm cảm
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm trong năm đầu sau khi đột quỵ. Cảm giác trống rỗng, buồn, cáu kỉnh, bất lực… xuất hiện thường xuyên và liên tục khiến người bệnh khó chịu. Đồng thời nếu như gặp vấn đề về giấc ngủ hay ăn uống, người bệnh có thể mất đi hứng thú với cuộc sống.
Đồng thời, người bệnh có thể luôn cảm thấy đau đầu và mất ngủ, một số trường hợp người bệnh chọn kết thúc cuộc sống.
Lo lắng
Sau đột quỵ, cảm giác thường gặp của người bệnh là lo lắng bởi không nắm bắt được cuộc sống trong tương lai.
Điều này dẫn đến người bệnh có thể hoảng loan, bồn chồn và cáu kỉnh khiến tim đập nhanh hơn, đau đầu, buồn nôn, run rẩy, khó thở…
Cảm xúc bị kích động
Sau khi bị đột quỵ người bệnh có thể gặp phải tình trạng thất thường về cảm xúc và không thể đoán trước được cảm xúc.
Tìm hiểu thêm: Tắc nghẽn mạch vành khi nào thì nguy hiểm?
Nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ khó kiềm chế được cảm xúc
Người bệnh sẽ bộc phát những cảm xúc thái quá hoặc không phù hợp trong một số tình huống, ví dụ như cười trong trạng thái buồn, khóc vì một điều buồn cười mà não bộ không kiểm soát được.
Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác mất kiểm soát cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc.
Những thay đổi tâm lý khác
Sau đột quỵ, nhiều người bệnh có thể xuất hiện:
– Cảm giác thờ ơ: Không thể hiện cảm xúc nào và không có động lực làm điều gì.
– Cảm giác phẫn nộ: Có thể nói chuyện hoặc tức giận, không nói chuyện hoặc hung hăng quá mức.
– Cảm giác bốc đồng: Tổn thương não khiến việc điều khiển hành vi kém khiến người bệnh làm những hành động tiêu cực hoặc không suy nghĩ.
Đôi khi, cả ba cảm xúc này có thể xuất hiện ở cùng một bệnh nhân hoặc có trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải một trong ba trạng thái với tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, cảm xúc của người bệnh hoàn toàn có thể biến đổi trong quá trình điều trị do đó người thân nên có sự quan tâm sát sao không chỉ về sức khỏe mà còn về tâm lý người bệnh.
2. Xử lý tình trạng tâm lý và cảm xúc cho người bệnh sau đột quỵ
Tương tự như điều trị tác động vật lý đột quỵ, những thay đổi về tâm lý và cảm xúc cũng là tình trạng kéo dài và cấp tính nên cần được điều trị kịp thời. Một trong những cách tốt nhất để xử lý tình trạng cảm xúc thay đổi sau khi mắc đột quỵ là trao đổi, nhận sự hỗ trợ từ những người đồng cảnh ngộ.
Khi người bệnh giao tiếp với những người từng đột quỵ, dù trực tiếp hay qua online cũng sẽ tìm được sự cảm thông, đồng cảm và những lời khuyên hữu ích trong điều trị những vấn đề gặp phải. Điều này có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng và lo lắng.
Trầm cảm sau đột quỵ có thể khiến người bệnh đuối sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn, trống rỗng, cáu giận… Khi những triệu chứng này kéo dài cần gặp bác sĩ để được tư vấn phương hướng điều trị, có thể kết hợp với uống thuốc chống trầm cảm:
– Có thể điều chỉnh cảm xúc tốt hơn khi cơ thể thư giãn, thả lỏng
– Người bệnh nên giải trí, thư giãn với đi bộ, tắm nước ấm, mát xa… giúp tăng tuần hoàn máu lên não đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung
– Tập thể dục thường xuyên để cảm giác tỉnh táo khi bất an hay suy sụp, đồng thời kích thích giải phóng endorphin để tâm trạng tốt hơn. Người bệnh có thể chọn những bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và được xây dựng bởi chuyên gia.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân tim mạch nên ăn gì tốt nhất?
Bệnh nhân đột quỵ nên tập luyện sức khỏe nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe
– Bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu bia để làm tê liệt thần kinh, giải tỏa căng thẳng. Tuy có thể giúp người bệnh bình ổn cảm xúc nhưng cũng có thể khiến sức khỏe kiệt quệ và một số bệnh lý căng thẳng hơn.
– Chia sẻ, động viên từ người nhà để bệnh nhân có suy nghĩ tích cực hơn, giúp bệnh nhân tìm được hi vọng trong cuộc sống. Nếu tình trạng sức khỏe không ảnh hưởng quá nghiêm trọng, người bệnh vẫn có thể đi làm và đặt mục tiêu để không có cảm giác phụ thuộc.
Tâm lý của bệnh nhân sau đột quỵ thường có nhiều biến đổi, thậm chí có nhiều trường hợp bệnh nhân thay đổi hoàn toàn tính cách hoặc cách ứng xử trong cuộc sống. Lúc này tâm lý của người bệnh chưa ổn định trở lại nên rất cần sự động viên, hỗ trợ từ người thân và bạn bè để có động lực phục hồi chức năng, nhanh chóng làm quen với nhịp sống mới.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.