Diễn biến của bệnh đột quỵ và cách xử lý hiệu quả

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu và có xu hướng trẻ hóa dần theo thời gian. Căn bệnh này có thể dẫn tới những tàn tật lâu dài và nghiêm trọng suốt cuộc đời nếu người bệnh nếu không may gặp phải. Việc trang bị kiến thức cần thiết để xử lý trước, trong và sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng để kịp thời cứu sống bản thân và những người xung quanh.

Bạn đang đọc: Diễn biến của bệnh đột quỵ và cách xử lý hiệu quả

1. Sơ lược về bệnh đột quỵ

Đột quỵ xuất hiện bởi máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc mạch máu trong não vỡ khiến máy tràn đến xung quanh tế bào não. Những tế bào não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết có thể chết dần.

Diễn biến của bệnh đột quỵ và cách xử lý hiệu quả

Nếu oxy và chất dinh dưỡng nuôi tế bào não bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng đột quỵ cấp tính

Những triệu chứng của bệnh đột quỵ có thể là tê hoặc liệt đột ngột một bên cơ thể, cơ mặt biến đổi, không nói chuyện được hoặc không hiểu người khác nói gì, cảm xúc rối loạn, thị lực yếu, cơ thể mất thăng bằng, đau đầu dữ dội… Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo trước và thường không rõ nguyên nhân.

Hiện nay, đột quỵ được phân chia thành các dạng như sau: đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não hoặc đột quỵ do thiếu mãi não thoáng qua. Trong đó, đột quỵ thiếu máu não thoáng qua được coi là đột quỵ nhẹ, có thể hồi phục nhanh chóng; tuy nhiên có thể cảnh báo dẫn tới những cơn đột quỵ nguy hiểm về sau.

2. Những dấu hiệu điển hình của bệnh đột quỵ

Những triệu chứng đột quỵ ở mỗi người thường không giống nhau và không có triệu chứng chính xác cho các ca đột quỵ. Có thể người bệnh chỉ thấy căng thẳng, khó chịu, mệt mỏi đột ngột hoặc cũng có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm như sau:

– Mắt: Thị lực suy giảm đột ngột, khó nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt

– Mặt: Tê liệt, mất cảm giác bởi những tổn thương ở dây thần kinh nên một bên mặt có dấu hiệu rũ xuống hoặc méo miệng

– Đầu: Cảm giác đau đầu, chóng mặt, quay cuồng thậm chí ngã mà không có nguyên nhân

– Dạ dày: Cảm giác đầy bụng, buồn nôn, khó chịu

– Chân tay: Đột ngột suy yếu, khó vận động thậm chí bị liệt

– Toàn thân: Khó thở, mệt mỏi, rã rời…

Tìm hiểu thêm: Nguy cơ gây đột quỵ và cách kiểm soát

Diễn biến của bệnh đột quỵ và cách xử lý hiệu quả

Toàn thân mệt mỏi rã rời, mất thăng bằng là biểu hiện điển hình của các trường hợp đột quỵ

Những triệu chứng có thể khác nhau tùy vào khu vực não tổn thương và thường chỉ ảnh hưởng tới một bên não trái hay phải.

Những triệu chứng đột quỵ thường đột ngột nên muốn nhanh chóng phát hiện được các triệu chứng sớm, mọi người cần ghi nhớ nguyên tắc FAST như sau:

– Khuôn mặt: Dấu hiệu méo miệng, rũ một bên xuống, khó phát âm, đặc biệt khi cười

– Cánh tay: Khó vận động hoặc liệt hoàn toàn một bên và không thể giơ được cánh tay lên cao

– Ngôn ngữ: Khó khăn trong biểu đạt lời nói, nói lắp và nói chậm… Một vài trường hợp, bệnh nhân không hiểu được lời người khác nói hoặc không thể lặp lại câu nói cơ bản.

– Thời gian: Nếu thấy một trong số các dấu hiệu trên thì việc cần làm là ngay lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để nhanh chóng xử lý, cấp cứu để hạn chế tối đa di chứng sau này.

3. Cần làm gì khi thấy những dấu hiệu của bệnh đột quỵ xuất hiện?

3.1 Diễn biến của bệnh đột quỵ và những lưu ý quan trọng cần biết

– Người bệnh có thể bị rũ một bên mặt nhưng có thể đi lại và nói chuyện mà không có sự khó khăn vận động chân tay. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm và cần xử lý nhanh chóng.- Gọi xe cấp cứu hoặc chở người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ. Bên cạnh đó cần ghi nhớ thời gian triệu chứng đột quỵ đầu tiên khởi phát để báo với nhân viên y tế từ đó phục vụ cho điều trị và phục hồi.

– Thuốc có một số loại hiệu quả trong 3-5 giờ đầu tiên khi đột quỵ xảy ra, có thể giúp giảm ảnh hưởng của tổn thương não và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

– 24 giờ đầu là thời điểm vàng để phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trong trường hợp đột quỵ thiếu máu não nên cần hành động nhanh chóng khi thấy dấu hiệu của đột quỵ xảy ra.

Diễn biến của bệnh đột quỵ và cách xử lý hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Huyết áp thấp là gì? Sự nguy hiểm và cách phòng tránh

Cần ngay lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu tại các cơ sở y tế khi thấy dấu hiệu đột quỵ

3.2 Hướng dẫn xử lý diễn biến của bệnh đột quỵ từng giai đoạn

Đột quỵ là tình trạng cấp tính nên cần thực hiện nhanh chóng để giảm tính nghiêm trọng của di chứng. Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người đột quỵ?

– Trước đột quỵ: Mỗi người cần chủ động phòng ngừa đột quỵ thông qua thăm khám và tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt với bệnh nhân tiền sử tim mạch hay đột quỵ nhẹ. Qua thăm khám bác sĩ có thể khuyến cáo và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và đưa hướng điều trị phù hợp để giảm khả năng đột quỵ xảy ra.

– Trong đột quỵ: Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột nên cần học cách sơ cứu, cấp cứu cho người bệnh từ sớm. Trang bị sớm kiến thức giúp bạn không bị mất bình tĩnh khi bệnh xảy ra. Đồng thời bạn nên xây dựng lối sống khoa học để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh.

– Sau khi đột quỵ: Cấp cứu nhanh chóng và kiên trì rèn luyện theo phác đồ của bác sĩ để cơ thể nhanh chóng phục hồi trong thời điểm “vàng” hồi phục.

Bệnh đột quỵ là nguyên nhân tử vong top đầu thế giới chỉ sau bệnh tim và bệnh ung thư. Mặt khác, bệnh cũng có thể khiến người bệnh mặc cảm, chất lượng cuộc sống kém, di chứng tàn tật khó phục hồi suốt cuộc đời… Do đó, bạn nên chủ động tâm thế chuẩn bị tốt để kiểm soát nguy cơ bệnh và hạn chế tối đa di chứng hay tử vong.

Hi vọng những thông tin về diễn biến của bệnh đột quỵ trên đây có thể giúp bạn và người thân trang bị những kiến thức cần thiết khi không may gặp phải căn bệnh này. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *