Hiện tượng viêm kết giác mạc dị ứng có thể xảy ra khi người bệnh có cơ địa mẫn cảm, hoặc tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng. Để chẩn đoán và điều trị bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện một số bước thăm khám, xét nghiệm cần thiết. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu thêm về chủ đề bổ ích này nhé.
Bạn đang đọc: Cách điều trị hiện tượng viêm kết giác mạc dị ứng
1. Tổng quan về bệnh lý viêm giác mạc dị ứng
1.1. Viêm kết giác mạc dị ứng là hiện tượng gì?
Bệnh viêm giác mạc dị ứng là một loại bệnh về mắt tuy không quá nghiêm trọng tuy nhiên chúng gây khá nhiều phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Viêm giác mạc xảy ra khi tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, mỹ phẩm,…Khi bị dị ứng, các mạch máu ở bên trong giác mạc sưng lên làm mắt xuất hiện tình trạng đỏ, ngứa, chảy nước mắt liên tục.
Bệnh viêm giác mạc dị ứng là một loại bệnh về mắt tuy không quá nghiêm trọng tuy nhiên gây phiền toái cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh
Bệnh viêm giác mạc dị ứng cũng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt đối với những người có cơ địa dễ dị ứng, nhạy cảm với các dị nguyên.
Viêm kết mạc dị ứng cũng có thể được chia thành 2 loại chính như sau:
– Dạng viêm kết mạc dị ứng cấp tính: tình trạng dị ứng này thường diễn ra trong thời gian ngắn. Triệu chứng đặc trưng của nó là mí mắt sẽ sưng lên, ngứa ngáy và đôi lúc cảm thấy nóng rát. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng này, bệnh nhân còn có thể bị chảy nước mũi.
– Dạng viêm kết mạc dị ứng mãn tính: tình trạng dị ứng này sẽ nhẹ hơn so với tình trạng mãn tính kể trên. Khi bị mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ gặp một số phản ứng như: nóng rát, ngứa ngáy trên mắt, xung quanh vùng mắt, nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
1.2. Những nguyên nhân nào có thể gây ra viêm kết giác mạc dị ứng?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc dị ứng đó là:
– Cơ địa hay dị ứng khi tiếp xúc với những dị nguyên như: bụi bẩn, mạt bụi nhà, nước xịt phòng,…
– Dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông động vật.
– Dị ứng với các chất hóa học, nước hoa, mỹ phẩm,…
– Một số trường hợp người bệnh sẽ dị ứng với các loại thuốc, thành phần trong thuốc, dung dịch kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt,…
1.3. Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tình trạng viêm kết mạc dị ứng thường hay xảy ra với người lớn (30%), trẻ em (40%). Đặc biệt với những người có cơ địa mẫn cảm thì tình trạng dị ứng này lại càng hay xảy ra. Với đối tượng trẻ nhỏ, thanh niên cũng dễ bị viêm kết mạc dị ứng hơn người già. Những người sinh sống ở khu vực bị ô nhiễm không khí hay thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, các chất hóa học,…cũng có nguy cơ cao viêm giác mạc hơn người khác.
2. Các triệu chứng, biến chứng điển hình của viêm kết mạc dị ứng
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ có bị lây không, giải đáp của chuyên gia
Tình trạng viêm kết mạc dị ứng thường hay xảy ra với người lớn (30%), trẻ em (40%)
2.1. Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm kết mạc dị ứng
Những triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện ngay ở mắt và xung quanh mắt. Một số triệu chứng đặc trưng có thể kể đến là:
– Mắt bị sưng, đỏ, đau, ngứa ngáy.
– Nước mắt chảy liên tục.
– Mắt khó khăn khi đóng mở, nhạy cảm với ánh sáng. Đôi lúc có hiện tượng bỏng rát.
– Mắt có hiện tượng sưng húp khi thức dậy vào buổi sáng.
– Mắt kéo nhiều ghèn, dử.
2.2. Biến chứng nguy hiểm nếu bị viêm kết mạc dị ứng
Mặc dù bệnh viêm kết mạc dị ứng là một bệnh về mắt thuộc dạng nhẹ, tuy nhiên nếu không được điều trị và xử lý sớm, chúng sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực của đôi mắt. Một số biến chứng này bao gồm:
– Tình trạng khô mắt, gây nhiễm trùng hay tạo thành sẹo ở giác mạc.
– Hiện tượng dày sừng thứ phát do dụi mắt gây nên.
– Ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của đôi mắt.
Nếu khi gặp các biến chứng này, bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định điều trị từ các bác sĩ nhãn khoa uy tín, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm cho thị giác sau này.
3. Phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng
3.1. Chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng bằng cách nào?
Cũng giống như các bệnh lý về mắt khác, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng mắt, kết hợp với các thông tin về tiền sử dị ứng của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán bệnh viêm kết mạc dị ứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra phần lòng trắng trong mắt, quan sát hiện tượng đỏ, xuất hiện nhiều nốt sưng nhỏ ở bên trong mí mắt.
Ngoài việc khám, kiểm tra lâm sàng kể trên, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bước xét nghiệm cần thiết như:
– Kiểm tra da để xem phản ứng: xét nghiệm này cho phép bác sĩ kiểm tra được phản ứng của cơ thể với các dị nguyên, từ đó biết nguyên nhân mắt bị dị ứng.
– Thực hiện xét nghiệm máu: tùy từng trường hợp của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu xem liệu cơ thể có đang sản xuất ra protein hoặc kháng thể chống lại kháng nguyên dị ứng hay không.
– Thực hiện xét nghiệm các mô kết mạc: lấy mô kết mạc để xét nghiệm có thể phát hiện ra các tế bào bạch cầu ái toan. Đây là những dạng tế bào bạch cầu được kích hoạt trong thời gian cơ thể bị dị ứng.
3.2. Điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng như thế nào là hiệu quả?
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau mắt đỏ trong mùa dịch năm nay
Chủ động đi thăm khám mắt với bác sĩ nhãn khoa tại những bệnh viện uy tín
3.2.1. Sử dụng thuốc điều trị viêm giác mạc dị ứng
Tùy vào từng tình trạng của bệnh, nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị như: thuốc kháng sinh histamine, thuốc chống viêm, thuốc thu nhỏ mạch máu tắc nghẽn, thuốc chống bội nhiễm,…
Các loại thuốc này đều cần sử dụng dựa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Không nên sử dụng thuốc kéo dài quá lâu.
3.2.2. Kết hợp chế độ chăm sóc đôi mắt tại nhà
Việc kết hợp sử dụng thuốc với chế độ chăm sóc mắt tại nhà có thể khiến mắt nhanh chóng hồi phục và không để lại biến chứng nguy hiểm. Một số điều bạn nên làm khi bị viêm giác mạc dị ứng đó là:
– Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn liên tục.
– Chú ý vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ để đảm bảo không có bụi bẩn, nấm mốc, lông của động vật,…
– Tránh tiếp xúc gần với các loại hóa chất có tính chất tẩy rửa mạnh, hoặc các loại thuốc chứa hóa chất như: thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, gôm xịt tóc, nước hoa,…
– Nên sử dụng thêm máy lọc không khí để giúp hạn chế ô nhiễm, bụi mịn trong nhà.
– Sử dụng thêm các loại nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, giúp mắt giảm hiện tượng sưng, viêm, ngứa ngáy khó chịu.
– Có thể sử dụng thêm cách chườm ấm, chườm mát để giảm triệu chứng.
– Không sử dụng các loại nước hoa không có nguồn gốc, hết hạn,…
– Chủ động đi thăm khám mắt với bác sĩ nhãn khoa tại những bệnh viện uy tín.
Liên hệ với Thu Cúc TCI nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám mắt cùng bác sĩ nhãn khoa đầu ngành nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.