Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

Mặc dù không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu việc điều trị viêm kết mạc cấp sai cách có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài cho mắt. Vậy viêm kết mạc cấp điều trị có khó không, bao lâu thì khỏi? Cùng tìm lời giải đáp nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

1. Viêm kết mạc cấp là bệnh gì?

Viêm kết mạc là cụm từ dùng để chỉ tình trạng kết mạc mắt của chúng ta bị một số tác nhân như virus, vi khuẩn, dị ứng tấn công, gây viêm nhiễm, sưng đỏ… Có 2 dạng viêm kết mạc là viêm kết mạc cấp tính và viêm kết mạc mãn tính.

Theo đó, viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm kết mạc có tốc độ phát triển nhanh, bộc phát và thường không gây ảnh hưởng đến thị lực sau này nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Còn viêm kết mạc mãn tính là kết quả của việc viêm kết mạc cấp không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm.

Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

Viêm kết mạc cấp là tình trạng bệnh liên quan đến mắt do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra

Về nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp, có thể kể đến:

– Một số loại virus như Adenovirus, Coronavirus, Picornavirus, rubella, sởi… trong đó chủ yếu là Adenovirus khi đây chiếm đến hơn 80% các ca bệnh viêm kết mạc cấp.

– Một số loại khuẩn như lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), Streptococcus, Haemophilus, Pneumonia…

– Tác nhân gây dị ứng tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh như phấn hoa, các loại hạt (đậu, hạnh nhân, óc chó), lông động vật… dù nguyên nhân này không gây lây lan nhưng nó lại có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh gặp không ít khó chịu trong cuộc sống.

Những biểu hiện của viêm kết mạc tương đối rõ ràng, mặc dù tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những biểu hiện đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung người bị viêm kết mạc đều sẽ có các triệu chứng như:

– Chảy nhiều nước mắt

– Mắt tiết nhiều dịch mủ, ghèn, ghèn có thể màu trắng, vàng hoặc xanh

– Cảm giác dính và khó mở mắt mỗi khi ngủ dậy do ghèn ở phần mí mắt dính vào nhau

– Cảm giác cộm, ngứa, cứng mắt như có dị vật ở trong mắt

– Lòng trắng của mắt có thể có những tia máu đỏ, hoặc kết mạc và phần mí mắt đỏ nên đây cũng được gọi với cái tên quen thuộc hơn là đau mắt đỏ.

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian, tự ý sử dụng kháng sinh hay chủ quan với tâm lý bệnh tự khỏi… từ đó dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, chấm dứt sớm nhất tình trạng viêm kết mạc cấp khó chịu.

2. Viêm kết mạc cấp điều trị có khó không?

2.1 Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

Viêm kết mạc cấp được đánh giá là căn bệnh phổ biến, thường gặp và ai cũng có thể nguy cơ mắc phải nhưng lại khá lành tính cũng như không gây ảnh hưởng đến thị lực về sau nếu được điều trị đúng cách.

Cùng với đó, nếu bệnh ở mức độ nhẹ và điều trị kịp thời thì việc điều trị viêm kết mạc sẽ không khó khăn gì, có thể tự điều trị tại nhà và sử dụng kháng sinh kết hợp vệ sinh mắt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

Điều trị viêm kết mạc cấp cần dựa vào chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ nhãn khoa

Trong trường hợp người bệnh chủ quan, chờ đến khi bệnh chuyển biến nặng mới tìm đến bác sĩ hoặc chỉ đến bác sĩ sau khi tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng mà tình trạng không đỡ… thì việc điều trị sẽ khó khăn, mất nhiều thời gian hơn và nguy cơ biến chứng về sau cao hơn.

2.2 Các phương pháp điều trị viêm kết mạc cấp

Khi đến gặp bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân viêm kết mạc bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Đa phần các ca viêm kết mạc bác sĩ sẽ tập trung giảm triệu chứng để giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh như thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng khuẩn… dưới dạng nước nhỏ mắt kết hợp vệ sinh mắt đúng cách tại nhà.

Tìm hiểu thêm: Hình ảnh ung thư mắt biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

Sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp là một trong những cách điều trị bệnh viêm kết mạc hiệu quả

Cụ thể:

– Sử dụng nước mắt nhân tạo kết hợp lau mắt bằng nước muối, chườm mát mắt khoảng 10 phút/ngày cho các trường hợp viêm kết mạc nhẹ

– Sử dụng nhỏ mắt chứa kháng sinh, kháng khuẩn nếu viêm kết mạc do vi khuẩn

– Sử dụng nhỏ mắt kháng viêm nếu bệnh nhân bị viêm kết mạc do virus gây ra

– Thuốc nhỏ mắt đặc biệt nếu nguyên nhân viêm kết mạc là dị ứng hoặc dị vật để kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch cho người bệnh.

– Trong trường hợp người bệnh bị viêm kết mạc do thói quen đeo kính áp tròng, trang điểm mắt thường xuyên… bác sĩ sẽ yêu cầu tạm ngưng sử dụng kính áp tròng, ngừng trang điểm mắt cho đến khi viêm kết mạc được giải quyết triệt để, tránh chuyển sang viêm kết mạc mãn tính.

3. Những lưu ý cần nhớ khi bị viêm kết mạc cấp

Để đảm bảo việc điều trị viêm kết mạc đạt kết quả cao, tránh biến chứng cũng như phòng ngừa viêm kết mạc tái đi tái lại nhiều lần, ai trong chúng ta cũng nên lưu ý những điểm dưới đây!
Lưu ý trong khi điều trị viêm kết mạc

– Đến gặp bác sĩ sớm nhất khi có các triệu chứng của viêm kết mạc, không tự ý dùng thuốc, đắp lá thuốc, áp dụng mẹo để chữa bệnh.

– Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn về liều lượng, thời gian của bác sĩ chuyên môn. Thường thời gian sử dụng kháng sinh sẽ không quá 5 ngày nên nếu sau 5 ngày bệnh chưa khỏi cần đến bác sĩ tái khám.

– Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng bông/gạc và nước muối sinh lý đúng cách, không tái sử dụng bông/gạc đã dùng.

– Luôn vệ sinh tay sạch sẽ khi rửa mắt, không lấy tay dụi mắt hay loại bỏ ghèn, mủ mắt trực tiếp, đặc biệt là khi tay chưa được làm sạch.

– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người xung quanh để tránh nguy cơ bệnh lây lan. Nên bỏ hoặc giặt, diệt khuẩn vật dụng cá nhân sau thời gian mắc bệnh.

– Không đến những nơi đông người, nhiều nguy cơ bệnh, môi trường ô nhiễm trong thời gian bị bệnh cũng như sau thời gian bị bệnh.

Điều trị viêm kết mạc cấp có khó không?

>>>>>Xem thêm: Tư vấn cho người tăng nhãn áp chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hãy học cách vệ sinh mắt đúng cách để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc

Lưu ý trong phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cấp

– Xây dựng thói quen vệ sinh tay và mắt sạch sẽ, nhất là khi vừa tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, ẩm mốc

– Tạo lập môi trường sống xung quanh luôn thoáng mát, diệt khuẩn thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh

– Chủ động đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng hoặc kính mắt thông thường khi ra ngoài giúp hạn chế bụi bẩn, mầm bệnh xâm nhập vào mắt.

– Tiêm vắc xin phòng ngừa một số loại virus, vi khuẩn

– Tập thể dục thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Nếu mắt kém, hãy ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E, dầu cá, Lutein… để mắt sáng khỏe.

– Khám nhãn khoa định kỳ 6 tháng/lần

Với những chia sẻ về cách điều trị viêm kết mạc cấp của Thu Cúc trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn nắm được kiến thức về bệnh này cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, từ đó bảo vệ tối đa cho cửa sổ tâm hồn của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *