Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ, biện pháp phòng tránh

Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ luôn “rình rập” mỗi bệnh nhân. Theo các thống kê, có khoảng 10-13% bệnh nhân sẽ bị tàn phế, nằm liệt giường sau đột quỵ; 12% hồi phục một phần và chỉ có khoảng 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại. Cùng tìm hiểu về nguy cơ tàn phế do đột quỵ và các biện pháp ngăn ngừa trong bài viết sau.

1. Những di chứng nguy hiểm sau đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, lên tới 50%. Bởi chỉ cần không được cung cấp đủ máu trong vòng vài phút, các tế bào não có thể chết đi và không thể phục hồi. Dù được cứu sống kịp thời, người bệnh cũng rất dễ gặp phải các di chứng ở nhiều mức độ khác nhau.

Các thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân sẽ gặp phải các di chứng sau đột quỵ, bao gồm:

– Yếu, liệt vận động

– Rối loạn ngôn ngữ

– Suy giảm nhận thức

– Rối loạn cảm xúc, trầm cảm

– Rối loạn tiểu tiện

Các di chứng này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc đồng thời, tùy vào vị trí và mức độ tổn thương của não.

Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ, biện pháp phòng tránh

Sau đột quỵ, người bệnh có khả năng phải đối mặt với nguy liệt vận động, tàn phế

2. Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ và tác động đến người bệnh

Trong số các trường hợp gặp di chứng sau đột quỵ, có đến 90% gặp di chứng liệt vận động. Điều này xảy ra do vùng não điều khiển chức năng vận động của não bị tổn thương.

Yếu, liệt vận động sau đột quỵ bao gồm các dạng:

– Liệt nửa người

– Liệt tay chân

– Liệt mặt

– Liệt các dây thần kinh ở sọ não

– Tê bì cảm giác nửa người

Trong đó các khiếm khuyết thần kinh sau đột quỵ thường gặp nhất liên quan đến vận động là liệt nửa người. Đây là tình trạng người bệnh gặp khó khăn, mất cảm giác thậm chí không thể cử động một bên cơ thể. Loại rối loạn vận động này chiếm tỷ lệ 51,9% các trường hợp sau đột quỵ.

3. Các biểu hiện ở người bị yếu, liệt vận động

– Khó đi lại, di chuyển

– Dễ bị mất thăng bằng

– Tê hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể

– Giảm khả năng cầm nắm các đồ vật, dễ làm rơi đồ

– Không thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày

– Khó nói, khó nuốt

– Cử động, phối hợp giữa các bộ phận kém

– Cơ bị yếu ở mặt hoặc tay chân

Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ, biện pháp phòng tránh

Tê, mất cảm giác ở tay chân là các biểu hiện cảnh bảo tình trạng liệt vận động.

4. Hậu quả của liệt vận động, tàn phế sau đột quỵ

Việc gặp khó khăn trong việc đi lại, phối hợp các cử động ở chân tay, cơ mặt, giảm hoặc mất khả năng thực hiện các động tác đơn giản hàng ngày như vệ sinh cá nhân, cầm nắm… gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lao động, làm việc, học tập của người bệnh. Nhiều người cảm thấy tự ti, dẫn đến trầm cảm.

Việc nằm quá lâu một chỗ hoặc ít sử dụng đến cơ bắp trong một thời gian dài có thể khiến người bệnh bị cứng cơ, teo cơ, tàn phế. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu kém cũng có thể gây ra cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu. Nhiều trường hợp người bệnh bị hoại tử chân, tay dẫn đến cắt cụt chi.

Theo các thống kê, sau đột quỵ có khoảng 10-13% bệnh nhân sẽ bị tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; chỉ khoảng 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.

Nguy cơ tàn phế có thể khiến người bệnh trở thành “gánh nặng” cho người thân, gia đình và xã hội. Các thống kê cho thấy, có 75% không trở lại làm việc, 85% ảnh hưởng chức năng chi trên sau đột quỵ.

5. Chẩn đoán và điều trị tình trạng liệt vận động sau đột quỵ

Dựa vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cùng quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành một số kiểm tra để đưa ra chẩn đoán chính xác mức độ yếu liệt và ảnh hưởng đối với cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp đảm bảo đầy đủ các yếu tố: điều trị nguyên nhân gây bệnh, chăm sóc tốt phần cơ thể bị liệt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất.

Các phương pháp điều trị yếu liệt được sử dụng thường là:

– Dùng thuốc giảm cholesterol và hạ áp để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như bệnh tim mạch, tăng huyết áp…

– Dùng thuốc kháng đông giúp ngăn tình trạng tắc nghẽn mạch

– Truyền kháng sinh bằng đường tĩnh mạch

– Dùng thuốc giãn cơ

– Phẫu thuật, được cân nhắc chỉ định trong trường hợp cần thiết

– Vật lý trị liệu có tác dụng khôi phục hoạt động của vùng não xung quanh khu vực bị tổn thương, hỗ trợ bên cơ thể không bị liệt kiểm soát cử động.

– Trị liệu tâm lý

6. Giảm nguy cơ tàn phế do đột quỵ bằng cách nào?

Việc phục hồi chức năng cho phần cơ thể bị liệt là rất cần thiết ở những người sau đột quỵ.

Việc phục hồi sau đột quỵ cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Thông thường bệnh nhân đột quỵ sẽ ổn định trong khoảng 24-48 giờ. Ngay sau đó các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các phương pháp phục hồi chức năng. Lưu ý, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục luyện tập tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã rời viện.

Các biện pháp cải thiện tình trạng yếu liệt sau đột quỵ:

6.1 Bài tập cải thiện phạm vi vận động giúp ngăn nguy cơ tàn phế sau đột quỵ

Gồm các động tác gập, duỗi liên tục phần chi bị liệt. Điều này thúc đẩy làm tăng lưu lượng máu tới các chi, khiến các chi cử động dễ dàng hơn. Người bệnh có thể dùng tay bên không bị liệt để nhẹ nhàng duỗi cổ tay, cánh tay và ngón tay bên liệt.

Nguy cơ tàn phế sau đột quỵ, biện pháp phòng tránh

Sau khi được cứu sống khỏi cơn đột quỵ, người bệnh cần tích cực theo dõi, tập luyện để ngăn các di chứng về vận động dẫn đến tàn phế.

6.2 Điện xung trị liệu

Phương pháp kích thích các dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ bị liệt do đột quỵ. Cụ thể, xung điện giúp tăng trương lực cơ, giảm đau và co cứng, giúp cơ thể dần lấy lại khả năng kiểm soát các cơ bị liệt.

6.3 Rèn luyện kỹ năng vận động phức tạp

Gồm các bài rèn luyện khả năng thực hiện những chuyển động nhỏ bằng bàn tay và ngón tay một cách chính xác. Bài tập đơn giản nhất mà người bệnh có thể áp dụng là nhặt những hạt đậu nhỏ và bỏ chúng vào những chiếc cốc.

Để hỗ trợ giảm đau, giãn cơ và phục hồi khả năng hoạt động của các cơ, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc tiêm hoặc uống. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể đi kèm theo một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

6.4 Rèn luyện kỹ năng sống

Để tự chăm sóc bản thân hàng ngày, gười bệnh cần tập di chuyển và thực hiện các hoạt động như thay quần áo, tắm giặt, nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh….

6.5 Phục hồi chức năng để phòng tránh tàn phế sau đột quỵ

Ba tháng đầu sau khi đột quỵ là khoảng “thời gian vàng” cho việc phục hồi. Cần duy trì phục hồi chức năng để khôi phục tối đa các chức năng vận động của cơ liệt, tránh nguy cơ tàn phế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *