Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt rất dễ xảy ra ở người cao tuổi. Bệnh được chia ra thành một số loại khác nhau như đục nhân, đục vỏ, đục bao sau. Trong đó, tình trạng đục nhân là dạng thường gặp nhất. Vậy, đục thủy tinh thể vùng nhân cụ thể là gì và điều trị như thế nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn.
Bạn đang đọc: Đục thủy tinh thể vùng nhân là gì? Tìm hiểu từ A – Z
1. Đục thủy tinh thể vùng nhân
Đục thủy tinh thể (hay cườm khô, cườm hạt, cườm đá) là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt mất đi độ trong suốt vốn có của nó. Lúc này, mắt dần xuất hiện mảng mờ đục, khi nhìn sẽ có cảm giác như màn sương che trước mắt.
Bệnh thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể ở những người có độ tuổi trên 50 hiện nay chiếm đến 70%. Và cho tới khoảng 65 tuổi, bất kỳ ai cũng sẽ mắc bệnh ở những mức độ khác nhau (dù ở nhiều người nó không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực).
Đục thủy tinh thể là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt mất đi độ trong suốt vốn có
Đục thủy tinh thể thường được phân loại theo hình thái, vị trí với 3 dạng cơ bản là:
– Đục nhân: tức đục thủy tinh thể ở vùng nhân. Đây là dạng thường gặp nhất, xảy ra khi tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thủy tinh thể vượt quá mức ở vùng trung tâm. Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ra một số tật khúc xạ ở mắt, dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa bị mờ.
– Đục vỏ: dạng đục vỏ có thể to ra và nhập vào nhau. Khi toàn bộ vùng vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng, lúc này thủy tinh thể đã đục hoàn toàn và được gọi là đục chín. Bệnh thường gặp nhất ở các đối tượng bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường.
– Đục bao sau: thường gặp ở những người sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ phần nhân và bao trước của thể thủy tinh bị đục nhưng vẫn giữ lại bao sau để cố định thủy tinh thể nhân tạo trong mắt. Tuy nhiên, các yếu tố gây đục thủy tinh thể (lão hóa, bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp,…) vẫn có thể tiếp tục tấn công và làm đục phần bao sau.
Như vậy, đục thể thủy tinh vùng nhân là tình trạng đục ở vùng trung tâm của thủy tinh thể.
2. Giải đáp thắc mắc thường gặp
2.1 Đục thủy tinh thể nguy hiểm như thế nào?
Người mắc đục thủy tinh thể được chia thành 3 mức độ là: đục nhẹ, đục tiến triển và đục nặng. Dù là ở bất kỳ mức độ nào thì cũng không nên chủ quan vì bệnh thường tiến triển từ từ và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, đục thủy tinh thể luôn dẫn đầu trong các nguyên nhân gây ra mù lòa trên thế giới. Đặc biệt, khi xảy ra ở người cao tuổi, bệnh thường có xu hướng diễn biến ngày càng nguy hiểm hơn.
Do đó, nếu thấy có các biểu hiện thị lực kém đi kèm các dấu hiệu bất thường khác, mỗi người nên chủ động đi khám mắt ngay để được kiểm tra và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Đục thủy tinh thể luôn dẫn đầu trong các nguyên nhân gây ra mù lòa trên thế giới
2.2 Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể là gì?
Suy giảm thị lực thường là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn kém đi, mờ, lóa, và đôi khi sẽ thấy chấm đen trôi trước mắt,… Giai đoạn khởi phát là thời điểm vàng để có thể điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, đục thủy tinh thể rất khó phát hiện ở giai đoạn này vì bệnh không gây đau đớn và chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
Khi đến các giai đoạn tiếp theo, triệu chứng bệnh sẽ dần trở nên rõ nét hơn. Tầm nhìn của mắt bị giảm sút một cách nghiêm trọng, có cảm giác như có màn sương che trước mắt. Đi kèm với đó là các triệu chứng như: quáng gà vào ban đêm, chấm đen ở mắt, khó nhìn, nhìn một thành hai, nhạy cảm với ánh sáng,… Những dấu hiệu này có thể sẽ xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt, tùy từng thể trạng của người mắc bệnh.
2.3 Đâu là nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể?
Đục thủy tinh thể ở mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất có thể kể đến như:
– Do lão hóa: khoảng 90% nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi mắt bị lão hóa, chất chống oxy hóa bị thiếu hụt trầm trọng. Mắt không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động hàng ngày. Từ đó hình thành các đốm mờ trong mắt, thể thủy tinh từ trong suốt sẽ bị vẩn đục dần theo thời gian.
– Do môi trường: xã hội ngày nay ngày càng công nghiệp hóa khiến bầu không khí luôn ở trong tình trạng ô nhiễm, bụi bẩn. Sự biến đổi khí hậu khiến trái đất ngày càng nóng lên, tia cực tím từ mặt trời trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe của đôi mắt,… Những yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ khiến mắt mắc phải bệnh đục thủy tinh thể.
– Do biến chứng của bệnh lý: đục thủy tinh thể có thể xảy ra do biến chứng của một số bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, béo phì,…), bệnh lý ở mắt, hoặc lạm dụng thuốc có thành phần chống viêm steroid trong một thời gian dài,…
– Do thói quen: sử dụng quá nhiều các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…) gây ngộ độc thần kinh thị giác, đẩy nhanh quá trình lão hóa ở mắt.
– …..
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Mổ đục thủy tinh thể được mấy lần?
Đục thủy tinh thể ở mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
2.4 Đục thủy tinh thể có chữa được không?
Đục thủy tinh thể nếu được phát hiện sớm sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp giúp bảo vệ thị lực, ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
– Ở giai đoạn nhẹ: thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt kính phù hợp để hỗ trợ thị lực, đồng thời sử dụng một số loại thuốc bổ mắt. Kết hợp với đó là chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để bổ sung dưỡng chất cho mắt. Người bệnh cần tránh xa các chất kích thích, đeo kính để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
– Ở giai đoạn nặng: thị lực lúc này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn người bệnh tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo để lấy lại thị lực nếu cần.
Hiện nay, phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể được đánh giá là phương pháp tốt nhất trong điều trị đục thủy tinh thể. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn thủy tinh thể bị đục thành những mảnh nhỏ. Sau đó, hút toàn bộ các mảnh nhân này ra ngoài và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo phù hợp. Phẫu thuật Phaco được các bác sĩ khuyến khích vì mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp rất cao.
Tuy nhiên, để phẫu thuật đảm bảo được tính an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên đến các bệnh viện lớn, uy tín để được khám và thực hiện phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom
Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn, uy tín để được khám và thực hiện phẫu thuật
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có thực hiện phẫu thuật Phaco – điều trị đục thủy tinh thể cho người bệnh. Tại TCI, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ càng và tiến hành mổ bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên, điều dưỡng viên nhiệt tình, chu đáo như người nhà. Hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu 100% từ nước ngoài giúp quy trình khám chữa bệnh diễn ra an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất. Thủy tinh thể đạt chuẩn được chúng tôi nhập khẩu uy tín với nguồn gốc chính hãng, phù hợp với từng giác mạc. Đặc biệt, TCI hỗ trợ áp dụng linh hoạt các loại bảo hiểm giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh đục thủy tinh thể vùng nhân mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.