Tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu là chỉ định cần thiết trong những lần khám thai. Tìm hiểu các xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn trong việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ, không bỏ qua các thời điểm quan trọng cần làm xét nghiệm.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Các xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Xét nghiệm đường trong nước tiểu

Thỉnh thoảng có một lượng đường nhỏ trong nước tiểu là điều bình thường khi mang thai. Nếu phát hiện lượng đường tăng cao trong vài lần kiểm tra liên tiếp hoặc lượng đường rất cao trong một lần kiểm tra bất kỳ, có thể bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi vì vậy, khi nhận thấy có dấu chỉ số đường trong nước tiểu tăng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm khác kèm theo.

Tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu cần thiết thực hiện định kỳ theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi

Chất đạm

Nhiều chất đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác. Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nếu dấu hiệu đi kèm là tăng huyết áp. Nếu có chất đạm trong nước tiểu nhưng huyết áp bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra vi khuẩn trong nước tiểu để chẩn đoán chính xác.

Ketone

Ketone được sinh ra khi cơ thể bắt đầu phân giải chất béo được tích trữ hoặc tiêu hóa để tạo năng lượng. Điều này xảy ra khi bạn không có đủ carbohydrate, nguồn cung cấp năng lượng bình thường của cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy rất buồn nôn và nôn mửa hoặc sụt cân, bác sĩ có thể kiểm tra ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số ketone cao mẹ bầu cần được điều trị hiệu quả. Nếu có cả ketone lẫn đường trong nước tiểu, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Tế bào máu hoặc vi khuẩn

Xét nghiệm nước tiểu tìm một số enzyme (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do một số vi khuẩn tạo ra) vì hai yếu tố này đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu phát hiện một trong hai yếu tố này bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh và định hướng điều trị hiệu quả.

Cách lấy nước tiểu xét nghiệm như thế nào?

Để có được kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác, chẩn đoán và theo dõi đúng tình trạng sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý cách lấy nước tiểu như sau:

Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ bị hôi miệng do đâu, xử trí như thế nào?

Tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Khám sàng lọc ung thư phổi và những điều bạn cần biết

Xét nghiệm nước tiểu thai kỳ cần thực hiện tại bệnh viện uy tín

  • Rửa sạch tay, rồi lau sạch vùng sinh dục bằng khăn giấy.
  • Lấy mẫu nước tiểu vào ống bằng một tay, không được chạm vào mặt trong của ống.
  • Bắt đầu đi tiểu vào bồn cầu, tiếp tục sau đó một vài giây đặt ống xét nghiệm vào theo đúng dòng chảy để hứng trực tiếp nước tiểu đến khi được nửa ống thì dừng.
  • Vặn chặt nắp ống rồi đặt vào khay đựng sẵn.

Lấy nước tiểu giữa dòng nghĩa là sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Mục đích bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu. Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn.

Xét nghiệm nước tiểu thai kỳ ở đâu?

Xét nghiệm nước tiểu là chỉ định cần thiết mẹ bầu cần thực hiện trong mỗi lần khám thai để theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ. Vì vậy, việc khám thai  cần thực hiện tại bệnh viện uy tín, có điều kiện trang  thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lý.

Được trang bị hệ thống máy xét nghiệm hiện đại cùng phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II do Bộ Y tế cấp giúp hoạt động khám bệnh tại Bệnh viện Thu Cúc luôn được hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, khi phát hiện các bất thường ở kết quả xét nghiệm, người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp điều trị ngay tại bệnh viện để rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm nhiều chi phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *