Mất ngủ dù ngắn hạn hay dài hạn đều gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng này trong đó mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não được nhiều người lựa chọn.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu điều trị mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não
1. Tìm hiểu tổng quan về mất ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm các triệu chứng như:
– Ngủ không sâu
– Khó đi vào giấc
– Thức dậy sớm và khó hoặc không thể ngủ lại
– Cảm giác uể oải, mệt mỏi, nặng đầu khi thức dậy
Mất ngủ gây nên tình trạng mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc đồng thời làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Trung bình một người bình thường ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày và giấc ngủ phải đảm bảo đủ thời gian, đủ sâu và thức dậy cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn.
Mất ngủ bao gồm:
– Mất ngủ cấp tính: là tình trạng mất ngủ kéo dài ít nhất 1 tháng trở lên.
– Mất ngủ mạn tính: là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.
Mất ngủ cấp tính hay mạn tính đều báo hiệu các bất thường của sức khỏe
2. Nguyên nhân
2.1. Rối loạn sức khỏe tâm thần
Rối loạn lo âu chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
2.2. Thuốc
Nhiều loại thuốc có thể can thiệp vào giấc ngủ, điển hình như:
– Thuốc chống trầm cảm
– Thuốc điều trị hen suyễn
– Thuốc huyết áp
Một số loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, dị ứng, thuốc cảm và thuốc giảm cân có chứa caffeine và chất kích thích có thể gây gián đoạn giấc ngủ.
2.3. Bệnh lý
Những người mắc các bệnh lý sau đây có thể bị mất ngủ, bao gồm:
– Đau mạn tính
– Ung thư
– Tiểu đường
– Bệnh tim
– Hen suyễn
– Bệnh trào ngược dạ dày
– Bệnh cường giáp
– Bệnh Parkinson
– Bệnh Alzheimer
Tìm hiểu thêm: Bệnh hở van động mạch phổi: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?
Thăm khám để tìm ra thủ phạm gây mất ngủ và điều trị sớm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
2.4. Rối loạn đến giấc ngủ
Ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hội chứng chân không yên gây cảm giác khó chịu ở chân, điều này cũng khiến giấc ngủ của bạn không trọn vẹn.
2.5. Caffeine, nicotine và rượu
Cà phê, trà, cola và đồ uống chứa caffein đều là chất kích thích. Uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể khiến căng thẳng quá mức, khó ngủ. Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá cũng là chất kích thích gây cản trở giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn dễ ngủ nhưng nó ngăn chặn các giai đoạn ngủ sâu và thường làm bạn thức giấc vào giữa đêm, sáng sớm.
2.6. Tuổi tác
Khi tuổi tác càng cao, thời gian ngủ ít đi và chất lượng giấc ngủ cũng dần suy giảm. Người già thường nhạy cảm với tiềng ồn, những thay đổi nhỏ trong môi trường. Đồng thời, sự tác động của các bệnh lý, bệnh nền kèm theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến người cao tuổi không thể ngủ ngon.
2.7. Ít hoạt động thể chất, sinh hoạt không điều độ
Sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ:
– Ăn quá khuya
– Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ
– Ngủ ngày quá nhiều
– Tập luyện nặng, quá sức sát giờ ngủ
– Ít vận động
3. Tìm hiểu mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não
3.1. Mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não có công dụng như thế nào?
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dược phẩm có tên gọi là hoạt huyết dưỡng não. Đây là tên gọi của các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có các công dụng như:
– Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh hoặc kém tập trung.
– Giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương cũng như hoạt hóa vỏ não. Đồng thời làm giảm các biểu hiện của suy tuần hoàn não như:
Đau đầu
Chóng mặt
Rối loạn tiền đình
Giảm trí nhớ
– Bổ sung máu và cầm máu – mang tính tạm thời.
– Cải thiện các triệu chứng suy giảm chức năng não bộ bao gồm giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, đau đầu, …
– Điều trị chứng run, co giật của bệnh nhân Parkinson.
Với những công dụng kể trên, có thể thấy thuốc hoạt huyết dưỡng não được xem là một phương thuốc giúp người bệnh có giấc ngủ chất lượng hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có chữa được không
Người bị mất ngủ nên thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các loại thuốc phù hợp
3.2. Một số lưu ý khi mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não
Như đã đề cập ở trên, mặc dù hoạt huyết dưỡng não là loại thuốc tốt song không phải ai cũng phù hợp. Người bệnh mất ngủ nên đến chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám, tìm đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Mất ngủ uống hoạt huyết dưỡng não chỉ được khuyến khích trong một số trường hợp sau đây:
– Rối loạn tiền đình: Những người thường xuyên có triệu chứng đau đầu, ù tai, xây xẩm mặt mày, buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên về đêm lại khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên giật mình.
– Thiếu máu não: Người thiếu máu não cũng thường xuyên khó ngủ, mất ngủ có thể dùng hoạt huyết dưỡng não để tăng cường bổ sung máu não, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu để dễ ngủ hơn.
– Trầm cảm, stress: Khi lo lắng quá nhiều về vấn đề học tập, công việc hay cuộc sống, dẫn đến nhiều người bị suy nhược thần kinh, từ đó gây trằn trọc khó ngủ. Do đó, hoạt huyết dưỡng não sẽ có tác dụng làm não thả lỏng tạm thời, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.
Nhìn chung mất ngủ là một tình trạng sức khỏe cần được điều trị sớm, đúng cách. Người bệnh không nên trì hoãn hay tự mua thuốc uống ở nhà vì sẽ làm chứng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ cần biết
4.1. Với trường hợp mất ngủ từ vài ngày đến vài tuần
Đối với người mới bị mất ngủ, bạn không nên quá lo lắng, hãy thử thay đổi một số yếu tố sau đây:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: nên ăn đúng bữa, tránh ăn quá khuya hoặc ăn quá no trước giờ ngủ. Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ ngủ ngon như hoa tam thất, hạt sen, tâm sen, …
– Vận động, tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng từ đó giúp ngủ ngon.
– Kiểm soát căng thẳng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có tinh thần vui vẻ. Hạn chế suy nghĩ về công việc, tiền bạc trước khi ngủ cũng là cách giúp bạn ngủ ngon và hạn chế tình trạng mất ngủ.
– Châm cứu: đây là phương pháp giúp lưu thông máu, thư giãn, đả thông kinh mạch. Tuy nhiên, bạn cần tìm địa chỉ châm cứu uy tín để tránh các biến chứng không đáng có.
4.2. Với trường hợp mất ngủ hơn 1 tháng
Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và xác định đúng nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.