Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã có được sự phát triển khá ổn định. Trong bài viết này TCI sẽ giúp bố mẹ biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu, bé có những phát triển gì so với giai đoạn trước và những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai tam cá nguyệt thứ hai để có thai kỳ khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Cân nặng trung bình của thai nhi 20 tuần tuổi
1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Bé phát triển như thế nào?
1.1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?
Trong tuần thứ 20, bé đã lớn hơn rất nhiều so với một vài tuần trước và mẹ đã có thể cảm nhận rõ hơn các cử động của con. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm.
Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm
Ở thời điểm 20 tuần, thai nhi sẽ nặng khoảng 320-340 gram, trung bình là khoảng 330 gram, chiều dài từ đầu đến chân khoảng 25-27 cm tương đương như một quả chuối.
Nếu thai nhi có các chỉ số về cân nặng và chiều dài thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trên. Mẹ nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp, đảm bảo thai nhi có sức khỏe tốt.
1.2. Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
Tuần 20 của thai kỳ là một giai đoạn quan trọng với nhiều sự thay đổi đáng kể của thai nhi.
Vào thời điểm này, một phần của bộ não của thai nhi, được gọi là tiểu não, đang trong quá trình phát triển không ngừng. Tiểu não đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển hệ thống thần kinh vận động và liên quan đến cả các chức năng cảm xúc (vui, buồn,..) và nhận thức (như sự tập trung và ngôn ngữ).
Các chuyển động của thai nhi ở tuần này đã trở nên rõ ràng hơn. Thai nhi có thể chuyển động tay và chân một cách linh hoạt, và mẹ có thể cảm nhận những động tác này.
Lúc này, khi siêu âm mẹ có thể thấy được hai hàng lông mày và lông mi của bé. Dù chúng còn rất bé nhỏ, nhưng để để thể hiện sự phát triển của các tuyến lông trên cơ thể bé. Trong giai đoạn này, bộ phận sinh dục của thai nhi đã hình thành rõ ràng, giới tính của bé cũng được khẳng định chắc chắc hơn. Thai nhi cũng đã có khả năng nuốt dịch ối, thận cũng đã bắt đầu bài tiết nước tiểu.
Để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ, việc thường xuyên kiểm tra thai kỳ và tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng.
2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 20
Trong tuần thứ 20 của thai kỳ, cơ thể mẹ đã có nhiều thay đổi hơn so với giai đoạn mới mang thai, một số đặc điểm đáng chú ý có thể kể đến là:
– Ở tuần 20 tình trạng ốm nghén không còn, cân nặng của mẹ cũng chưa tăng quá nhiều, mẹ bầu có thể trông vẫn rất nhanh nhẹn, thoải mái.
– Một số mẹ bầu thấy xuất hiện tình trạng sữa non chảy rỉ ra, đầu núm vú có chất dịch trắng. Đây là biểu hiện bình thường, khi tắm rửa hàng ngày vệ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.
– Bụng bầu: Bụng bầu của mẹ bắt đầu trở nên lớn hơn và rõ ràng hơn. Điều này là do sự phát triển của thai nhi và tử cung ngày càng lớn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu ngay: Răng sứ có tẩy trắng được không?
Khi mang thai tuần thứ 20 bụng bầu của mẹ đã trở nên rõ ràng hơn
– Vết rạn da: Da của mẹ bầu có thể trở nên căng hơn và vết rạn da có thể bắt đầu xuất hiện trên bụng, ngực, và mông do sự căng tròn của bụng bầu. Việc sử dụng kem dưỡng da có thể giúp giảm thiểu vết rạn da.
– Tình trạng sức khỏe: Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi có thể ít hơn so với giai đoạn đầu của thai kỳ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể có một số triệu chứng khó chịu như đau lưng, mỏi gối, chuột rút. Trường hợp này mẹ nên tránh đứng quá lâu, ngồi ghế tựa lưng, tránh vác vật nặng,…
3. Những điều mẹ cần chú ý để thai kỳ khỏe mạnh
Chăm sóc thai kỳ tốt và điều kiện cần giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý khi mang thai.
– Giai đoạn này mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé, thai nhi lúc này đã nghe được giọng nói của mẹ, việc thường xuyên trò chuyện sẽ giúp bé có được cảm giác an toàn.
– Những tiếng nhạc nhẹ nhàng, du dương cũng khiến thai nhi thoải mái, não bộ phát triển.
– Thai nhi đang ngày càng phát triển tăng áp lực lên cơ thể người mẹ, nhiều chị em bị giãn tĩnh mạch khiến chân sưng phù, mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái, kê cao chân khi ngủ, khi ngồi và nên thường xuyên tập thể dục với những bài tập phù hợp.
– Tránh đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu ở cùng một tư thế. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế để giảm áp lực lên lưng và gối.
– Chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ, mẹ không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào vì nó có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Mổ nội soi u nang buồng trứng như thế nào?
Chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ
– Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ hạn chế ăn mặn. Bổ sung nhiều muối có thể khiến cơ thể bị tích nước, gây cảm giác khó chịu nặng nề. Tiếp tục bổ sung sắt với liều khoảng 30mg sắt/ngày. Đừng quên ăn nhiều trái cây và rau củ, để cung cấp vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi.
– Chứng ợ nóng, đầy bụng khó tiêu sẽ thỉnh thoảng xuất hiện. Hãy chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, không ăn đồ ngọt nhiều đường.
– Nên uống nhiều nước 1-2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón.
– Lưu ý đến các triệu chứng không bình thường như chảy máu âm đạo, đau bên dưới bụng, hoặc bất kỳ triệu chứng nào mà bạn cảm thấy không bình thường. Trong trường hợp này, hãy đi khám ngay lập tức, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên.
– Bên cạnh quan tâm đến bé mẹ cũng đừng quên chăm sóc bản thân mình, nếu cảm thấy người đau nhức hãy xoa bóp, luyện tập nhẹ nhàng. Nếu cảm giác đau kéo dài nên đi gặp bác sĩ.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thai 20 tuần tuổi nặng bao nhiêu, sự thay đổi của mẹ và bé vé trong giai đoạn này và những điều mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh. Để được theo dõi và tư vấn chế độ tốt nhất cho thai kỳ, mẹ có thể liên hệ tới TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.