Những hiểu lầm về đột quỵ cần tránh

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, mới đây đã vượt lên đứng vị trí thứ 2 về số ca tử vong trên toàn cầu, chỉ sau bệnh tim mạch. Càng nguy hiểm hơn khi cho đến nay, vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những hiểu lầm về đột quỵ đáng chú ý.

Bạn đang đọc: Những hiểu lầm về đột quỵ cần tránh

1. Những hiểu lầm về đột quỵ đáng chú ý

1.1 Đột quỵ là vấn đề của tim –  Hiểu lầm về đột quỵ thường gặp

Đến nay, vẫn rất nhiều người cho rằng đột quỵ là vấn đề của tim nhưng điều này không chính xác. Mặc dù có các yếu tố nguy cơ liên quan đến tim mạch nhưng về bản chất, đột quỵ là một vấn đề của não và hệ thần kinh, xảy ra do sự tắc nghẽn hoặc vỡ các động mạch hoặc tĩnh mạch trong não, gây thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi não, gây tổn thương não chứ không phải tim.

Những hiểu lầm về đột quỵ cần tránh

Cho đến nay, vẫn nhiều người nghĩ rằng đột quỵ là vấn đề ở tim.

1.2 Đột quỵ là bệnh không thể phòng tránh

Suy nghĩ này khiến rất nhiều người chủ quan và thiếu sự chủ động đối với việc bảo vệ sức khỏe. Thực tế các chuyên gia nhận định 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng tránh bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm:

– Các yếu tố không thể thay đổi: bao gồm tuổi tác, giới tính, dân tộc, chủng tộc.

– Các yếu tố có thể thay đổi bao gồm: các bệnh lý tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, rối loạn nhịp tim; chấn thương ở đầu hoặc cổ; các thói quen thiếu lành mạnh như ăn nhiều chất béo, uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, lười vận động, căng thẳng thường xuyên,…

Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, kiểm soát bệnh lý sẽ giúp dự phòng đột quỵ hiệu quả.

1.3 Đột quỵ không điều trị được

Một số người nghĩ rằng đột quỵ là căn bệnh không thể điều trị được. Nhưng các chuyên gia cho biết, người bệnh đột quỵ có thể được cứu sống và hạn chế di chứng nếu được cấp cứu trong “giờ vàng”, tức là khoảng 3 – 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Các phương pháp điều trị gồm dùng thuốc tiêu sợi huyết, phẫu thuật loai bỏ huyết khối sẽ được chỉ định với từng loại đột quỵ và tình hình thực tế của bệnh nhân. Ngược lại, nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” , khả năng cứu sống người bệnh sẽ càng thấp.

1.4 Đột quỵ chỉ xảy ra ở người già – Hiểu lầm về đột quỵ gây chủ quan

Nguy cơ đột quỵ có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Đột quỵ thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, càng ngày, bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ trong độ tuổi từ 18 tới 45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua.

Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và người trung niên bị đột quỵ chiếm đến 30% trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng 2% mỗi năm.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị thiếu máu cơ tim từ bác sĩ chuyên khoa

Những hiểu lầm về đột quỵ cần tránh

Đau đầu, chóng mặt là những dấu hiệu có thể gặp ở bệnh nhân đột quỵ, nhưng không phải trường hợp nào cũng biểu hiện.

1.5 Tất cả các cơn đột quỵ đều có triệu chứng

Nhiều người cho rằng các cơn đột quỵ đều có triệu chứng cảnh báo như yếu, liệt mặt, tay chân, khó nói, đau đầu dữ dội, buồn nôn.

Nhưng thực tế cho thấy không phải tất cả các cơn đột quỵ đều có dâu hiệu nhận biết. Thậm chí một số nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có triệu chứng phổ biến hơn các trường hợp có triệu chứng. Nhiều trường hợp đột quỵ được phát hiện khi thực hiện các chẩn đoán như CT, MRI trong khi thăm khám các vấn đề khác.

1.6 Tất cả các trường hợp đột quỵ đều gây tàn phế

Theo các thống kê, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Liệt vận động cũng là di chứng thường gặp nhất sau đột quỵ. Tuy nhiên không phải ai bị đột quỵ cũng sẽ gặp phải tình trạng yếu liệt vận động. Mức độ để lại di chứng của đột quỵ còn tùy thuộc vào vị trí não tổn thương, số lượng mô não bị ảnh hưởng. Nếu được điều trị trong “thời gian vàng” thì nhiều người vẫn có thể trở lại cuộc sống bình thường mà không gặp bất cứ di chứng nào.

1.7 Phục hồi diễn ra nhanh chóng

Thời gian phục hồi của bệnh nhân thường từ 3 tháng – 6 tháng tùy từng trường hợp. Thực tế tốc độ phục hồi của người bệnh sau đột quỵ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não và quá trình chăm sóc. Quá trình này có thể mất vài tuần, vài tháng, nhiều năm. Thậm chí nhiều người có thể không hồi phục hoàn toàn.

Các thống kê cho thấy chỉ có khoảng 10% trường hợp phục hồi gần như hoàn toàn sau đột quỵ; 10% cần được chăm sóc thường xuyên; 25% có thể phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ; 40% bị suy giảm các chức năng từ mức độ trung bình đến nặng.

1.8 Đột quỵ không mang yếu tố gia đình

Các nghiên cứu cho thấy, các rối loạn đơn gen như bệnh hồng cầu hình liềm có thể liên quan đến đột quỵ. Vì vậy, nếu một người mắc bệnh này được di truyền lại từ ông bà, bố mẹ thì sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Ngoài ra, nếu người thân có bệnh huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác thì bạn cũng có nguy cơ đột quỵ cao.

Hơn nữa, những người sống trong cùng một gia đình thường có lối sống tương tự nhau. Nếu lối sống đó không lành mạnh thì nguy cơ đột quỵ của các thành viên trong gia đình cơ bản như nhau.

Những hiểu lầm về đột quỵ cần tránh

>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim type 2 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thực hiện lối sống lành mạnh, tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể giúp phòng ngừa căn bệnh này.

2. Cách phòng tránh đột quỵ

Có thể thấy những hiểu lầm tai hại về đột quỵ có thể dẫn đến những quyết định và hành động sai, làm tăng các yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Để phòng tránh đột quỵ xảy ra, trước hết bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này. Hiểu đúng về đột quỵ, từ đó ý thức được ý nghĩa của việc duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các bệnh lý nguy cơ để phòng tránh đột quỵ.

Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm: Hạn chế ăn muối, đồ ngọt, chất béo, tăng cường chất xơ, tập thể dục đều đặn, đi ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, mệt mỏi…

Bên cạnh đó, cần phát hiện sớm và kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, các bệnh mạch máu não… bằng cách thực hiện tầm soát tại cơ sở y tế uy tín.

Hi vọng việc nắm được những hiểu lầm về đột quỵ đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa hiệu quả. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *