Chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch máu não hay chụp CT não trong chẩn đoán đột quỵ là phương pháp phát hiện tổn thương nhồi máu não và xuất huyết não tối ưu. Đây cũng là công cụ để hỗ trợ bác sĩ điều trị xác định tổn thương mạch máu não theo vùng và đánh giá tổn thương phình động mạch não, dị dạng động mạch não… để chẩn đoán được đột quỵ sớm.
Bạn đang đọc: Vai trò của chụp CT não trong chẩn đoán đột quỵ
1. Tìm hiểu khái quát về chụp cắt lớp vi tính mạch máu não
1.1 Vai trò của chụp CT não trong chẩn đoán sớm bệnh đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là căn bệnh phổ biến với tình trạng cấp tính cần được xử lí kip thời. Bệnh được chia thành đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Bệnh có thể xảy ra ở những người lớn tuổi với các bệnh lý nền như: cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, phình mạch máu ở não…
Căn bệnh này có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp cứu sống bệnh nhân và nâng cao tuổi thọ, giảm tỉ lệ tàn tật hay di chứng để lại. Để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán được ưu tiên hàng đầu.
Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ
1.2 Đánh giá vai trò của chụp CT não trong khi chẩn đoán đột quỵ
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật tân tiến và tia X để chẩn đoán bệnh đồng thời phát hiện những bất thường về mạch máu như: dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, hẹp tắc huyết khối động mạch não, dò động mạch cảnh xoang hang…
Phương pháp chụp CT não có thể chẩn đoán nhiều tình trạng bất thường ở não đồng thời đánh giá chuẩn xác tình trạng bệnh thông qua hình ảnh và từ đó phát hiện sớm tình trạng đột quỵ và ngăn chặn ảnh hưởng tới người bệnh.
Chụp CT não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong nhiều cơ sở y tế để sàng lọc, chẩn đoán và phát hiện sớm những bất thường về não, đặc biệt là chẩn đoán bệnh đột quỵ não trong giai đoạn đầu. Để hiệu quả chẩn đoán được nâng cao, người bệnh nên chọn lựa những cơ sở y tế có hệ thống máy chụp hiện đại để phục vụ thăm khám, tầm soát sớm đột quỵ.
Hiện nay, chụp CT não được coi là công cụ phát hiện sớm bệnh đột quỵ và kiểm tra được hầu hết tình trạng cơ quan của cơ thể, đặc biệt khi chụp ảnh thần kinh cột sống hoặc chi tiết não. Do độ phân giải cao và tương phản tốt nên phương pháp này có thể phát hiện được nhiều bất thường và chẩn đoán chính xác hơn nhiều phương pháp khác trong chẩn đoán bênh não, đột quỵ hay tim mạch… Đồng thời, phương pháp này cũng không gây ra tác dụng phụ trong quá trình chụp.
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp CT khi chẩn đoán đột quỵ
2.1 Chỉ định chụp CT não khi chẩn đoán đột quỵ
– Những bệnh nhân nghi ngờ có bất thường ở mạch máu não(chảy máu dưới nhện, chảy máu não thất hay chảy máu nhu mô não…)
– Những bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não, động kinh bởi dị dạng mạch máu não
– Bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu tĩnh/ động mạch
– Bệnh nhân bị rò màng cứng, dò động mạch cảnh xoang lang
– Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch hoặc xoang tĩnh mạch não
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng mạch máu não trước khi tiến hành chụp CT
– Bệnh nhân bị dị dạng mạch máu ở da đầu
– Bệnh nhân bị u màng não và cần kiểm tra nguồn mạch để nuôi khối u.
Phương pháp này cũng dùng để theo dõi điều trị bệnh mạch máu não. Nếu như cần can thiệp ngoại khoa hay nút mạch thì cần chụp CT 64 dãy trở lên để đánh giá vùng nhiễu kim loại.
2.2 Chống chỉ định chụp CT não khi chẩn đoán đột quỵ
Bên cạnh những bệnh nhân được chỉ định chụp CT để chẩn đoán bất thường về não, nhiều bệnh nhân có tình trạng như sau sẽ không được chỉ định chẩn đoán với chụp CT:
– Bệnh nhân thăm khám sọ não có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh hưởng tới kết quả
– Phụ nữ đang mang thai không được chỉ định chụp CT để tránh ảnh hưởng hay tác động tới mẹ và bé
– Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang iod.
3. Quy trình chụp CT não để chẩn đoán đột quỵ như thế nào?
3.1 Bệnh nhân chuẩn bị trước chụp CT
Bệnh nhân được các điều dưỡng viên hướng dẫn vào phòng chụp CT và sau đó được hướng dẫn thay trang phục phù hợp chuẩn bị cho quá trình chụp CT.
Bệnh nhân cần lưu ý bỏ hết các vật chứa kim loại ra khỏi cơ thể để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm: răng giả, kẹp tóc, trang sức…
Một vài giờ trước khi tiến hành chụp CT, bệnh nhân sẽ không ăn hoặc uống, thông thường là 4 – 6 giờ. Sau đó, bệnh nhân sẽ được giải thích chi tiết về kỹ thuật chụp để phối hợp tốt với bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp khó có thể nằm yên, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc an thần theo chỉ định.
3.2 Các bước thực hiện chụp CT cho bệnh nhân
Bước 1: Bệnh nhân được đặt nằm thả lỏng trên bàn máy và cố định bằng dây đai để duy trì tư thế đúng trong quá trình chụp. Chuyển động có thể khiến ảnh bi giảm chất lượng mờ hơn.
Bước 2: Kỹ thuật viên chụp định vị sau đó đặt trường chụp sọ não. Tia X phát ra và xử lý hình ảnh và chọn hình ảnh đánh giá nhu mô não cần thiết đối với tình trạng bệnh.
Bước 3: Đặt tĩnh mạch bằng kim 18G nối với máy bơm tiêm điện 2 nòng với thuốc cản quang iod.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về vai trò của chụp CT não trong chẩn đoán đột quỵ. Đồng thời, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bản thân và gia đình, mỗi người nên tìm hiểu và sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ xảy ra. Đặc biệt là những người từng gặp phải đột quỵ não thoáng qua hay những người lớn tuổi với các bệnh lý nền nguy cơ cao.
>>>>>Xem thêm: “Giải mã” nguyên nhân bệnh mạch vành
Mỗi người nên chủ động tìm hiểu và sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ xảy ra, đặc biệt đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.