Đục thủy tinh thể bao sau là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Đục thủy tinh thể bao sau là bệnh lý hay gặp ở những người sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bệnh có thể xuất hiện sau phẫu thuật từ vài tháng đến vài năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, đục thể thủy tinh bao sau cụ thể là gì và điều trị như thế nào? Để người bệnh có cái nhìn rõ nét hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Đục thủy tinh thể bao sau là gì? Tìm hiểu từ A-Z

1. Đục thủy tinh thể bao sau

1.1 Khái niệm

Thủy tinh thể ở trong mắt được cấu tạo chủ yếu bởi nước và protein. Các protein sắp xếp theo trật tự giúp cho ánh sáng đi xuyên qua và hội tụ trên võng mạc.

Đục thủy tinh thể bao sau là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Thủy tinh thể ở trong mắt được cấu tạo chủ yếu bởi nước và protein

Trong một số trường hợp, protein tập trung lại thành đám. Chúng tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể và làm cản trở ánh sáng đi đến võng mạc. Hiện tượng này gây ra suy giảm thị lực và còn được gọi với cái tên là bệnh đục thủy tinh thể. Hiện tại, phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất chỉ có phẫu thuật.

Đục bao sau là tình trạng thường gặp ở người sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Thời gian phát bệnh (nếu có) thường từ 6 tháng đến 1 năm. Lúc này, phần bao sau còn lại của thủy tinh thể được giữ lại sau phẫu thuật tiếp tục bị đục. Quá trình ánh sáng đi đến võng mạc gặp khó khăn, làm cho thị lực của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.

1.2 Nguyên nhân

Khi thực hiện phẫu thuật Phaco (thay thủy tinh thể), bác sĩ thường chỉ hút sạch phần lõi của thể thủy tinh bị đục. Một phần bao trước và toàn bộ bao sau của thể thủy tinh đó vẫn sẽ được giữ lại. Phần bao còn lại này đóng vai trò như chiếc túi để giữ và cố định thể thủy tinh nhân tạo mới được thay thế.

Đục bao sau xảy ra khi các yếu tố gây đục thủy tinh thể tiếp tục tấn công vào phần bao sau. VD: yếu tố lão hóa, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, hoặc các tế bào biểu mô của thể thủy tinh cũ bị đục còn sót lại,…

Khi bị đục bao sau, người bệnh sẽ nhìn mờ dần đi, mắt dễ bị chói, lóa. Một vài trường hợp bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân thậm chí nhìn mờ hơn cả trước khi phẫu thuật.

1.3 Triệu chứng

Sau khi mổ thay thủy tinh thể nhân tạo từ 6 tháng đến 1 năm, nếu gặp phải các tình trạng sau thì rất có thể mắt bạn đã bị đục bao sau rồi đấy:

– Nhìn mờ trở lại (độ mờ tăng dần làm cản trở sinh hoạt hàng ngày).
– Thường xuyên cảm thấy khó nhìn.
– Gia tăng độ chói lóa, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
– Một số trường hợp thậm chí nhìn mờ hơn cả trước khi phẫu thuật (do diễn tiến bệnh lý nhanh).

2. Đục bao sau thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Cũng giống như bệnh đục thủy tinh thể, đục bao sau thể thủy tinh là vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Càng để lâu, thị lực của người bệnh sẽ càng suy giảm và càng khó để điều trị. Thậm chí, nhiều trường hợp đã dẫn đến mù lòa.

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh đau mắt bệnh viện đang khám mắt cho bệnh nhân

Đục thủy tinh thể bao sau là gì? Tìm hiểu từ A-Z

Đục bao sau thể thủy tinh là vô cùng nguy hiểm

3. Phương pháp điều trị và phòng tránh

3.1 Điều trị

Đục thủy tinh thể dưới bao sau nếu phát hiện sớm có thể được điều trị hiệu quả. Bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng phương pháp laser – phá hủy vùng bị đục. Laser giúp lấy lại sự trong suốt của bao sau, giúp cho mắt nhìn sáng rõ trở lại.

Ba bước phẫu thuật cắt bỏ phần bao sau bị đục bằng laser YAG:

– B1: tra thuốc nhỏ mắt nhằm làm giãn đồng tử. Điều này cho phép bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ bao sau của thể thủy tinh.
– B2: dùng các tia laser bắn bỏ phần bao sau bị đục mà không cần rạch hoặc chạm vào mắt.
– B3: nhỏ thuốc nhỏ mắt sau khi làm xong thủ thuật để ngăn ngừa viêm.

Vậy, phương pháp Laser điều trị đục bao sau có ưu điểm gì?

– An toàn
– Hiệu quả tối ưu
– Khắc phục triệt để tình trạng mắt mờ
– Thời gian thực hiện nhanh
– Mắt hầu như không có cảm giác trong suốt quá trình thực hiện

Tuy nhiên, thủ thuật này có thể sẽ làm tăng nguy cơ bong võng mạc, tăng nhãn áp, lệch thể thủy tinh nhân tạo.

Một số điều cần lưu ý sau khi điều trị đục bao sau bằng Laser:

– Bệnh nhân lưu lại viện để nghỉ ngơi theo dõi trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, nếu mắt ổn định thì có thể xuất viện ngay trong ngày.
– Ngày đầu tiên sau laser cần mang kính bảo hộ 24/24, ngay cả trong khi ngủ.
– Vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh va đập vào vùng đầu, mặt.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học và hợp lý. Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm như: rau xanh (rau cải, súp lơ), củ quả có màu đỏ (cà rốt, gấc, cà chua), cá (đặc biệt là cá biển).
– Không sử dụng các loại chất kích thích, các chất cồn (như rượu bia, thuốc lá).
– Ngay sau khi thực hiện, người bệnh nên hạn chế nhìn quá lâu các thiết bị điện tử, ánh nắng mặt trời,…
– Nhỏ thuốc theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ.
– Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy mắt nhìn mờ, đau nhức, hoặc có vật đụng vào mắt thì cần tái khám ngay.
– Không tự ý đắp bất kỳ loại thuốc, hay lá gì lên mắt nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Thực hiện tái khám và đi khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề về mắt và có biện pháp điều trị kịp thời.

3.2 Phòng tránh

Đục thủy tinh thể bao sau là gì? Tìm hiểu từ A-Z

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử trí khi bị bỏng giác mạc mắt

Duy trì khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề

Để đục bao sau không xảy ra, người bệnh nên có các biện pháp chủ động phòng tránh:

– Chọn loại thể thủy tinh nhân tạo phù hợp và đảm bảo chất lượng.
– Chỉ chọn mổ thay thủy tinh thể tại các cơ sở bệnh viện uy tín. Thực hiện phẫu thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.
– Điều trị tốt các bệnh lý toàn thân: huyết áp, tiểu đường,…. Từ đó, ngăn chặn các yếu tố gây đục bao sau.
– Tái khám định kỳ sau mổ đục thủy tinh thể theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các bất thường nếu có.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ về đục thủy tinh thể bao sau mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những hiểu biết về bệnh lý này. Để được tư vấn kỹ hơn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *