Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

Mắt bị lồi là một trong những biến chứng khá nguy hiểm của nhiều bệnh khác nhau. Nhiều người thắc mắc: Mắt lồi có chữa khỏi được không?. Cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời qua bài viết này nha.

Bạn đang đọc: Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

1. Mắt bị lồi là bị gì?

Mắt bị lồi chính là tình trạng tăng thể tích các tổ chức khác trong hốc mắt khiến nhãn cầu bị đẩy ra trước. Nếu mắt lồi cả hai bên rất có thể liên quan đến căn bệnh Basedow. Với trường hợp lồi mắt một bên có thể do có u tổ chức ngoại vi ngay hốc mắt. Đôi khi tình trạng lồi mắt chỉ đến từ việc bạn bị sưng nề phần mềm sau chấn thương.

Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

Bệnh nhân bị bệnh lồi mắt (hình minh họa)

2. Các mức độ của mắt bị lồi

Đôi khi chỉ nhìn thì khó có thể phán đoán chuẩn tình trạng lồi mắt. Theo đó, ở người bình thường độ lồi mắt khoảng 12mm. Nếu mắt bạn bị lồi cao hơn mức đó thì cần đi thăm khám. Để bạn hiểu rõ hơn, hãy tham khảo các mức độ lồi sau:

– Mức độ lồi hơi nhẹ: Mức độ 1 (khoảng 13 – 16mm), mức độ 2 (khoảng 17 – 20mm).

– Mức độ mắt lồi trung bình: Mức độ 3 (từ 20 –23 mm).

– Mức độ mắt lồi nặng: Mức độ 4 (khoảng trên 24mm).

– Với lồi một mắt: độ lồi được đánh giá sẽ chênh so với bên mắt còn lại 3mm trở lên.

Người ta đo độ lồi mắt bằng cách sau:

– Quan sát từ phía trên trán xuống rồi so sánh độ mở khe mi.

– Quay qua nhìn nghiêng so sánh đỉnh của giác mạc với cung lông mày.

– Cuối cùng đo độ lồi bằng thước độ lồi, lớn hơn 10mm được coi là bất thường.

3. Nguyên nhân của bệnh lồi mắt

Hai nguyên nhân chính của bệnh lồi mắt là bẩm sinh hoặc thứ phát. Trong đó, những nguyên nhân được xem là thứ phát bao gồm:

3.1 Do có khối u hốc mắt

Nguyên nhân này thường chỉ gây ra duy nhất biểu hiện mắt lồi.

3.2 Do viêm tổ chức hốc mắt

Có 2 dạng là: viêm xuất phát tại chỗ hoặc viêm lan truyền sang các vùng lân cận (viêm xoang mạn tính…). Ngoài ra, viêm tổ chức ở hốc mắt còn gây đau, mắt đỏ và thị lực giảm.

3.3 Do xâm nhập các chất vào trong mắt

Các bệnh gây lồi mắt khác như: cường giáp (basedow), thông động tĩnh mạch xoang hang, rối loạn bệnh lý về máu, chấn thương mắt…

3.4 Do chấn thương

Nguyên nhân chấn thương có thể là do tràn khí trong hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang hang…

4. Biến chứng nguy hiểm của lồi mắt

Ngoài những ảnh hưởng về thẩm mỹ, bệnh lồi mắt còn để lại nhiều biến chứng khó chữa nếu phát hiện muộn màng. Những biến chứng từ lồi mắt phải kể đến như:

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đeo kính sai độ có sao không?

Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

Người bệnh bị lồi một bên mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe

4.1 Gây viêm loét giác mạc

Ở tình trạng nặng mắt lồi làm mi mắt khi nhắm không kín gây viêm loét giác mạc. Có trường hợp phải khoét bỏ mắt vừa mất thẩm mỹ và gây mù vĩnh viễn.

4.2 Gây mắt lác

Các cơ mắt bị sưng phù nề, có khi phì đại, xơ hóa hoặc bị tổn thương. Lúc đó, sẽ dẫn đến chứng nhìn đôi ( hay song thị) hoặc chứng mắt lác.

4.3 Gây tăng nhãn áp

Lồi mắt ngày càng nặng, áp lực lên sau nhãn cầu càng lớn sẽ dẫn đến tăng nhãn áp.Càng để lâu, tình trạng này sẽ gây tổn thương thị lực và có thể dẫn đến bị mù lòa.

4.4 Mắt có thể bị mù vĩnh viễn

Khi các cơ vận nhãn bị phì đại gây chèn ép dây thần kinh thị giác đoạn đỉnh hốc mắt, khiến giảm thị lực. Biến chứng nặng nhất của trường hợp phì đại này là mắt mù vĩnh viễn.

4.5 Gây giảm tuổi thọ

Sau 2 năm bị bệnh, tổn thương nặng ngày càng nhiều. Khi ấy, tuổi thọ của người bệnh bị giảm đi rất nhiều, bệnh càng nặng tuổi thọ càng giảm.

Chính vì những biến chứng đáng sợ như vậy, mỗi người cần đề phòng, đừng chủ quan khi mắc phải căn bệnh này.

5. Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

Giải đáp cho thắc mắc: mắt bị lồi có chữa khỏi được không thì là có thể chữa khỏi nha. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân gặp phải mà kết quả sẽ khác nhau.

Với mức độ nhẹ bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc uống thuốc theo phác đồ điều trị. Ở mức độ lồi mắt trung bình, bác sĩ thường chỉ định xạ trị. Nhưng ở mức độ nặng tình trạng lồi mắt sẽ khó có thể hồi phục hoàn toàn được. Vì vậy bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả nhé.

6. Cách điều trị mắt bị lồi hiệu quả

Cách 1: Sử dụng thuốc corticoides

Sau khi khám, bác sĩ hay kê đơn cho bệnh nhân sử dụng Prednisone 100mg. Thuốc này thường được chỉ định dùng trong 5-7 tuần dựa theo tình trạng lồi mắt. Lưu ý nên báo với bác sĩ về tiền sử bệnh cũng như những loại thuốc bạn dị ứng. Vì Prednisone hay có vài tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa và xương.

Cách 2: Xạ trị

Với phương pháp này, bác sĩ dùng máy để tạo chất phóng xạ rồi chiếu vào hốc mắt. Nhược điểm phương pháp này là chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh. Nếu sau vài lần xạ trị có sẹo hốc mắt thì cách làm này không còn hiệu quả. Đó là lí do, bạn luôn phải chủ động ffi khám mắt định kỳ 1-2 lần mỗi năm.

Cách 3: Phẫu thuật

Đây là cách được sử dụng cuối cùng khi các cách trên không có hiệu quả. Tùy tình trạng lồi mắt của bạn mà bác sĩ sẽ phẫu thuật những điểm khác nhau. Các phẫu thuật có thể làm như:

– Khâu cò mí mắt giúp nâng mí mắt và giảm độ hở của mí mắt

– Phẫu thuật để chỉnh hình giúp giảm độ co rút của cơ vận nhãn…

7. Lưu ý dành cho người bị lồi mắt

– Nếu bạn bị lồi mắt nặng gây thiếu tự tin hãy đeo kính sẫm màu, hoặc mẫu kính phù hợp trước lúc ra ngoài.

– Nên dùng thuốc nhỏ mắt có kê đơn và thực phẩm bổ sung từ bên trong để tránh tình trạng khô mắt.

Mắt bị lồi có chữa khỏi được không?

>>>>>Xem thêm: 5 Bệnh lý gây đau mí mắt trên sưng tấy không nên chủ quan

Khách hàng đang khám mắt tại Thu Cúc TCI (minh họa)

– Có thể dùng thuốc để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn theo đúng chỉ định của bác sĩ khoa mắt.

– Dùng kính đúng cách và tránh để kính bị trễ xuống thấp khiến mắt ngước nhìn theo làm mắt bị lồi và sụp xuống.

– Không dùng kính sai độ vì sẽ làm cho mắt bạn khi nhìn bị mỏi, phải căng ra, thị lực suy giảm.

– Khi mắt bạn đã bị lồi thì không nên học tập và làm việc quá lâu trong môi trường thiếu sáng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “mắt bị lồi có chữa khỏi được không?”. Nếu bạn thấy mắt có tình trạng lồi hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *