Một trong những tật khúc xạ về mắt phổ biến và có xu hướng tăng gần đây là cận thị và loạn thị. Làm sao để phân biệt cận thị khác gì loạn thị? Cùng tìm hiểu vấn đề này với Thu Cúc TCI ngay nhé.
Bạn đang đọc: Phân biệt cận thị khác gì loạn thị?
1. Tật cận thị và loạn thị là gì?
1.1 Loạn thị
Tật loạn thị là tật khúc xạ khiến thị lực giảm, mắt nhìn mờ và loạn nét. Mắt bị loạn thị khi giác mạc mất đi độ cong ban đầu làm cho hình ảnh thu được rải rác tại nhiều điểm ở võng mạc. Ở người thường thì ảnh chỉ hội tụ tại một điểm mà thôi.
Hình ảnh con mèo được nhìn qua mắt người loạn thị
Loạn thị hiện nay khá phổ biến khi xảy ra ở mọi độ tuổi và khó chữa hơn cận thị. Bệnh này đến từ nhiều nguyên nhân như: bẩm sinh, thói quen sinh hoạt, di chứng chấn thương,… Đặc biệt, loạn thị còn xuất hiện với cận thị hoặc viễn thị, khi đó sẽ thành cận loạn hoặc viễn loạn.
1.2 Cận thị
Cận thị đang được dự báo có người mắc chiếm 50% dân số Việt Nam trong vài năm tới. Điều đỏ đủ hiểu rằng cận thị phổ biến đến mức độ nào. Cận thị chính là một tật khúc xạ như loạn thị, nhưng khi mắc người bệnh sẽ chỉ nhìn rõ ở khoảng cách gần và mờ dần khi ra xa. Nguyên do là lúc này trục nhãn cầu quá dài, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hội tụ ảnh trên giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Kết quả là làm cho ảnh hội tụ ngay trước thay vì trên võng mạc.
Tìm hiểu thêm: Mờ mắt: lý do là gì?bạn cần thay kính mới
Khám thị lực để phát hiện tật khúc xạ cận thị tại TCI
Người cận thị thường phải đeo thấu kính phân kì để hiệu chỉnh hình ảnh rơi đúng trên võng mạc và mắt khi ấy sẽ nhìn rõ.
2. Phân biệt cận thị khác gì loạn thị?
Tên gọi của 2 tật cận thị và loạn thị cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Vậy phân biệt cận thị khác gì loạn thị bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn điều trị cho người có bệnh án glocom
Bác sĩ Thu Cúc TCI chỉ cách phân biệt cận thị khác gì loạn thị cho bệnh nhân.
Bạn có thể phân biệt dựa vào những dấu hiệu đơn giản sau đây:
– Cận thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở rất gần, khi nhìn xa mọi vật sẽ mờ nhòe. Riêng với loạn thị thì dù nhìn gần hay xa mắt vẫn thấy vật bị nhòe, mờ, biến dạng… Đôi khi ảnh thu được về mắt còn xuất hiện 2 đến 3 nét mờ cùng nhau.
– Mức độ của cận thị sẽ nặng hơn và tăng dần theo thời gian. Nhưng loạn thì thì không tăng độ nhiều như cận thị, độ loạn thường ổn định hơn.
– Thấu kính người cận thị đeo là phân kỳ, nhìn mắt thường thấy bề mặt kính lõm xuống. Tác dụng nhằm điều chỉnh khúc xạ ánh sáng và thu ảnh về trên võng mạc giúp mở rộng tầm nhìn cho người bệnh. Trái ngược, người loạn thị cần đeo kính hội tụ với bề mặt kính lồi ra.
3. Cận thị với loạn thị thì bệnh nào nguy hiểm hơn?
Tổng quan có thể thấy 2 tật loạn thị và cận thị khác biệt hoàn toàn. Mức độ nặng nhẹ của bệnh còn tùy thuộc vào số diop họ mắc phải. Vậy nên, khó có thể khẳng định chung là bệnh nào nặng hơn. Giả sử khi so sánh vào 1 trường hợp cụ thể, chúng ta mới có thể có cái nhìn khách quan hơn.
Đa số những người bị loạn thị nhẹ dưới 1 diop thì không có sự khác biệt nhiều với bình thường. Tuy nhiên, khi loạn thị từ 1 diop trở lên thì bắt đầu sẽ có sự khó chịu, đau đầu và bất tiện. Nếu bạn càng để lâu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhược thị. Ở đây nhược thị chính là tình trạng mắt không thể nhìn thấy dù đã đeo kính.
Cận thị lại khác, tật này làm tăng độ khá nhanh, khi tăng đến một mức độ cố định thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Điều này sẽ khá nguy hiểm khi trẻ mắc cận thị đang tuổi đi học, độ cận sẽ tăng khó kiểm soát. Loạn thị không tăng độ hoặc ít tăng hơn nên có thể kiểm soát tốt hơn.
Vậy là chưa có một thước đo chuẩn mực nào để kết luận loạn thị so với cận thị cái nào nặng hơn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng cả hai tật này đều ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực của người bệnh.
Nếu không may mắc phải các tật trên, đừng chủ quan mà hãy đi khám thật sớm nhé.
4. Bảo vệ mắt khỏi tật cận – loạn thị bằng cách nào?
Dù chưa kết luận được chính xác tật nào nặng hơn, nhưng chắc rằng không ai muốn mắc phải tật nào cả. Bạn hãy bảo vệ đôi mắt của mình bằng một trong số những cách sau:
4.1 Không gian bạn làm việc đủ sáng
Một môi trường học và làm việc đủ sáng vừa giúp mắt khỏe vừa khiến cơ thể có thêm năng lượng. Với môi trường quá tối cần bật đèn vàng để làm việc hiệu quả hơn. Tránh cả những nguồn sáng và môi trường ánh sáng quá chói vì về lâu dài khiến mắt bị ảnh hưởng.
4.2 Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan
Điều trị dứt điểm các vấn đề về mắt khác để tránh sau này biến chứng sang cận thị và loạn thị. Bởi khi đó, việc chữa cùng lúc cận – loạn thị với bệnh khác sẽ tốn thời gian và không hiệu quả.
4.3 Để mắt nghỉ ngơi
Cần để hai mắt nghỉ ngơi sau khi làm các công việc như: đọc sách, nhìn máy tính,… Vì đây đều là những công việc mắt phải điều tiết nhiều khiến nhức mỏi mắt.
4.4 Ngủ đủ giấc, ngủ sớm
Giấc ngủ ngon chính là chìa khóa cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó nên ngủ sớm để mắt và cơ thể có thể có thời gian hồi phục.
4.5 Chế độ ăn uống tốt – đầy đủ
Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A tốt cho mắt như: quả gấc, quả đu đủ, cà rốt,…
4.6 Tập thể dục cho mắt
Bạn có thể tập thể dục cho mắt để mắt bớt mỏi hơn. Hãy thử nhắm chặt mắt lại, thư giãn trong vài phút.
Trong lúc đó thử vươn vai, kéo căng cơ thể, rồi thả lỏng từ từ. Không chỉ giúp cải thiện lượng máu đi lưu thông đến mắt mà động tác này còn giúp tạm biệt căng thẳng trong cơ thể. Để hiệu quả hơn, bạn nên làm động tác này 5-7 lần trong một ngày.
Cuối cùng, nên đến bệnh viện uy tín thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Từ đó giúp sớm phát hiện ra các nguy cơ mắc bệnh và có kịp thời.
Hy vọng những thông tin phân biệt cận thị khác gì loạn thị trên đây hữu ích với bạn đọc. Nếu thấy bản thân có dấu hiệu mắc cận thị hoặc tật loạn thị hãy đến Thu Cúc TCI để được khám và điều trị sớm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.