Hỏi đáp: Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không chắc hẳn là vấn đề thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn. Do đó, chúng ta cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có chỉ định điều trị bệnh tốt nhất.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không?

1. Bệnh lý đục thủy tinh thể có nguy hiểm hay không?

1.1. Người bị bệnh đục thủy tinh thể có nên mổ hay không?

Bệnh lý đục thủy tinh thể là một trong những loại bệnh của mắt, thông thường hay xảy ra khi con người ở tuổi trung niên, tuổi già. Đục thủy tinh thể nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm thì sẽ có khả năng gây ra hiện tượng mù lòa vĩnh viễn. Nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên đều có khả năng mắc bệnh lý này.

Bệnh đục thủy tinh thể thông thường sẽ tiến triển khá chậm. Ảnh hưởng của bệnh gây ra sẽ gây cản trở, khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi mắc bệnh. bệnh nhân sẽ bị suy giảm thị lực từ nhẹ tới nặng, người bệnh không thể nhìn rõ sự vật, cũng như thường xuyên gặp phải tình trạng nhìn lóa, chói mắt,…

Hỏi đáp: Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Bệnh lý đục thủy tinh thể là một trong những loại bệnh của mắt, thông thường hay xảy ra khi con người ở tuổi trung niên, tuổi già

Nếu bệnh đục thủy tinh thể không được điều trị sớm, chúng sẽ càng ngày càng bị vẩn đục đi theo thời gian. Lâu dần bệnh lý này có thể dẫn đến các niến chứng bệnh nguy hiểm khác như: vỡ bao, tăng nhãn áp mắt,…Các phản ứng này dẫn đến một số phản ứng như viêm màng bồ đào, mắt khó điều tiết, đau đầu dữ dội,…

Do đó, chúng ta cần điều trị bệnh đục thủy tinh thể càng sớm càng tốt để tránh duy trì việc teo dây thần kinh mắt, mắt thoái hóa lâu dài theo thời gian, thủy tinh thể bị cứng lại, dễ gây viêm nhiễm cho mắt. Thủy tinh thể càng đục nhiều thì mắt càng dễ bị tổn thương và gây khó khăn cho việc điều trị phẫu thuật.

1.2. Đục thủy tinh thể có nên mổ hay không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Theo đó, để có thể xác định chính xác được việc điều trị phẫu thuật đục thủy tinh thể là có cần thiết không và khi nào nên thực hiện phẫu thuật, chúng ta cần xem xét dựa vào các yếu tố về tình trạng bệnh.

1.2.1. Khi đục thủy tinh thể ở giai đoạn nhẹ

Bệnh đục thủy tinh thể khi ở giai đoạn nhẹ, lúc này thị lực của mắt chưa bị suy giảm nhiều. Lúc này tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hoặc sử dụng thêm kính để hỗ trợ thị lực. Ngoài ra, bệnh nhân cũng chưa cần phải tiến hành phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể ở giai đoạn này, mà chỉ cần thăm khám mắt định kỳ để theo dõi tiến trình phát triển của bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học đều đặn hàng ngày để có thể hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt. Bệnh nhân khi bị đục thủy tinh thể giai đoạn nhẹ cũng không nên thức khuya hay làm việc trong cường độ cao quá lâu. Bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng phát triển nhanh của bệnh lý.

1.2.2. Khi đục thủy tinh thể ở giai đoạn nặng

Tìm hiểu thêm: Tham khảo chi phí phẫu thuật sụp mí mắt bẩm sinh

Hỏi đáp: Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Thủy tinh thể càng đục nhiều thì mắt càng dễ bị tổn thương và gây khó khăn cho việc điều trị phẫu thuật

Khi bệnh đục thủy tinh thể ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực của đôi mắt. Lúc này, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng theo. Một số triệu chứng điển hình khi bị đục thủy tinh thể dạng nặng đó là:

– Thị lực bị suy giảm rất nhiều: bệnh nhân sẽ có cảm giác nhìn mờ hơn, hình ảnh bị đục, mờ, không rõ nét, độ tương phản của mắt cũng kém đi.

– Mắt dễ bị nhạy cảm với nguồn sáng: khi bị đục thủy tinh thể, mắt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ mạnh thì sẽ gặp tình trạng nhạy cảm. Mắt lúc này nhìn ở ngoài ánh sáng sẽ khó khăn hơn khi nhìn trong bóng râm.

– Xuất hiện hiện tượng song thị: lúc này người bệnh có thể nhìn 1 vật thành 2 hoặc nhiều vật.

– Mắt dễ bị lóa, đặc biệt là khi nhìn thấy quầng sáng hoặc ánh đèn.

– Thị lực ở buổi đêm sẽ kém hơn ban ngày.

Khi xuất hiện những hiện tượng này, bệnh đục thủy tinh thể đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên việc bệnh nhân có cần phải mổ đục thủy tinh thể hay không sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh nhân cũng cần theo dõi tiến trình phát triển của bệnh, nếu gặp phải một số triệu chứng sau đây thì khả năng cao người bệnh cần tiến hành mổ thay thủy tinh thể nhân tạo trước khi bệnh đục thủy tinh thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Bệnh nhân không thể tự lái xe một mình, nhất là vào buổi tối.

– Bệnh nhân gặp khó khăn trong khi đọc báo, đọc sách, xem TV,…

– Bệnh nhân gặp khó khăn khi làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: lấy đồ vật, nấu ăn,…

– Bệnh nhân khó nhận diện được mặt của người đối diện khi giao tiếp.

– Bệnh nhân bị khó chịu khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng.

Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân cần tới bệnh viện để xin tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Không nên để chờ tới lúc mắt không thể nhìn được nữa thì mới tiến hành phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể. Lúc này, mắt đã có thể bị tổn thương nghiêm trọng, kể cả có phẫu thuật thay thủy tinh thể thì tỉ lệ thành công cũng không cao.

2. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Hỏi đáp: Bị đục thủy tinh thể có nên mổ không?

>>>>>Xem thêm: 4 Phương pháp phẫu thuật cơ nâng mi trên điều trị sụp mí mắt

Sau phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể, bệnh nhân cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe nhanh chóng hồi phục

Hiện nay, trong tất cả các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể thì phương pháp mổ Phaco được xem là phương pháp có hiệu quả nhất và có thể điều trị dứt điểm được bệnh đục thủy tinh thể.

Khi thực hiện phẫu thuật mổ Phaco, bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng của sóng siêu âm để có thể tán nhỏ thủy tinh thể bị đục thành từng mảnh nhỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ hút các mảnh vỡ nhỏ này ra ngoài theo đường rạch trên mắt. Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ thay thế thủy tinh thể cũ bằng một chiếc thủy tinh thể nhân tạo khác.

Phương pháp mổ Phaco hiện nay cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng bởi chúng đem lại rất nhiều ưu điểm đó là:

– Vết mổ đục thủy tinh thể thường rất nhỏ (2.2mm). Vết mổ này không để lại sẹo, cũng như không cần phải khâu.

– Thời gian dành cho phẫu thuật này cũng rất nhanh, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút.

– Bệnh nhân có thể lấy lại thị lực ngay sau khi mổ. Nhanh chóng được ra về mà không cần nằm viện.

– Biến chứng sau khi mổ Phaco cũng rất ít khi xảy ra.

Sau phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể, bệnh nhân cũng cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe nhanh chóng hồi phục như ban đầu.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch thăm khám mắt và mổ Phaco nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *