Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 mà các bà mẹ mang thai

Mang thai lần đầu, mẹ bầu có nhiều băn khoăn về thời điểm “vượt cạn”. Nhiều mẹ bầu vì các lý do khác nhau, do sức khỏe, do muốn mổ thai chủ động, do sợ cơn đau tử cung của đẻ thường… mà chọn hình thức sinh mổ. Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 sau đây của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu có được những kiến thức hữu ích nhất.

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 mà các bà mẹ mang thai

1. Sinh mổ thực hiện như thế nào?

Với phương pháp sinh mổ, em bé chào đời không qua đường âm đạo như thông thường mà ra khỏi tử cung của người mẹ qua một cuộc phẫu thuật. Sinh mổ có thể lên kế hoạch trước khi có cơn đau chuyển dạ gọi là mổ chủ động hoặc không có kế hoạch, chỉ định khi bắt buộc giải quyết gọi là sinh mổ cấp cứu. Sản phụ được gây tê giúp mẹ có thể nhận biết được sự ra đời của bé yêu, từng thao tác của bác sĩ nhưng không có cảm giác đau trong quá trình thực hiện. Sinh mổ là một phương pháp cực kỳ an toàn với tỷ lệ tử vong thấp, xử trí nhanh nhất hạn chế những tình huống khó như khi sinh thường.

Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 mà các bà mẹ mang thai

Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 là kiến thức cần thiết cho nhiều mẹ bầu

Tuy nhiên, sinh mổ cũng mang đến nhiều hạn chế như thời gian hồi phục vết mổ sẽ lâu hơn, mẹ phải chú ý hơn đến khoảng cách sinh với lần mang thai sau. Em bé sinh mổ cũng mang lại một số ảnh hưởng như: thiếu sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, gây trụy hô hấp, viêm phổi, xuất huyết trong… Khả năng miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng kém hơn so vơi sính thường.

Tìm hiểu thêm: Khớp cắn kêu khi há miệng có phải tình trạng nguy hiểm?

Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 mà các bà mẹ mang thai

Với phương pháp sinh mổ, em bé chào đời không qua đường âm đạo như thông thường mà ra khỏi tử cung của người mẹ

2. Kinh nghiệm sinh mổ lần 1

Vì chưa có kinh nghiệm sinh mổ nên mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng kể cả tâm lý để có một ca mổ đẻ thành công:

– Mẹ bầu có thể xem video một ca sinh mổ để hình dung những gì sẽ xảy ra với mình, sẵn sàng tâm lý cho các tình huống

– Mẹ sinh mổ có thể chọn ngày, giờ sinh cho em bé nhưng hãy lưu ý thai nhi cần ít nhất 39 tuần trong bụng mẹ mới hoàn thiện, không nên vì chọn giờ chọn ngày mà mổ sớm. Ở tuần 35 thai kỳ, não bé chỉ bằng 2/3 so với ở não của thai ở tuần 39. Tốt nhất sinh mổ trong khoảng tuần 39, 40 thai kỳ, trừ trường hợp sức khỏe của mẹ và thai nhi có vấn đề, bác sĩ chỉ định mổ sớm.

– Những ăn trước khi chuẩn bị mổ đẻ: Ăn uống nhẹ nhàng, tránh món ăn cay nóng, tránh các gia vị gây ợ hơi, (trước khi sinh mổ 8 tiếng thì mẹ không được ăn gì, tránh việc gây tê có thể làm thức ăn ở dạ dày trào ngược lên phổi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng), có những bài tập nhẹ nhàng giúp phục hồi sau ca sinh nở.

– Vì sinh mổ cần thời gian lưu lại viện lâu hơn sinh thường mẹ cần chuẩn bị đủ đồ dùng cá nhân. Có quá nhiều thứ nên tốt nhất mẹ đừng ôm đồm mà nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để yên tâm sinh con.

– Vào phòng sinh mổ: Cảm giác hồi hộp lo lắng không thể tránh khỏi nhưng hãy nghĩ đến niềm hạnh phúc khi bế con trên tay, chào con đến bên bố mẹ để vượt qua cảm giác này. Từ lúc mổ đến lúc em bé ra đời rất nhanh chỉ khoảng 5 phút.Trước khi mổ, mẹ được làm sạch vùng bụng nơi sẽ thực hiện vết mổ để phòng ngừa viêm nhiễm, được gây tê và sau đó, là gắn ống truyền nước biển để duy trì cơ thể không bị mất nước, một ống thông vào niệu đạo cũng được thực hiện để dẫn thoát nước tiểu.

– Trong khi sinh mẹ đã được gây tê sẽ không đau nhưng hoàn toàn có thể cảm nhận được những tác động của bác sĩ ở phần thân dưới.

– Sau khi sinh, em bé sẽ được làm vệ sinh,và bác sĩ khâu vết mổ cho mẹ.

– Phục hồi sau sinh: 1 tuần đầu là thời gian để mẹ phục hồi sức khỏe, trong thời kỳ sau sinh, nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với tất cả vấn đề khi chăm sóc bé, tốt nhất là kết giao với các mẹ khác, nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm để không rơi vào tình trạng căng thẳng khiến bạn stress.

– Khi rời viện về nhà: Mẹ cần chú ý chăm sóc vết mổ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo những tư vấn, chỉ định chuyên môn của bác sĩ.

Kinh nghiệm sinh mổ lần 1 mà các bà mẹ mang thai

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của phương pháp tầm soát ung thư vú chụp nhũ ảnh

1 tuần đầu là thời gian để mẹ phục hồi sức khỏe

– Chú ý về dinh dưỡng: ngày đầu sau sinh, mẹ có thể ăn cháo trắng, những ngày sau nên ăn nhiều rau và uống nhiều nước. Sau khi đã trung tiện được, mẹ bổ sung đa dạng để đủ sữa cho con cũng như phục hồi sức khỏe của mẹ.

– Mẹ hãy nhớ, vận động sau sinh rất quan trọng. Sau sinh mổ 24 giờ, mẹ nên ngồi dậy vận động, tập đi với sự giúp đỡ của người thân, vận động nhẹ nhàng giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *