Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?

Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào sẽ diễn ra với rất nhiều các bước như: thăm khám cùng bác sĩ nhãn khoa, nhỏ thuốc gây tê, tán nhuyễn và hút thủy tinh thể ra ngoài,…Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé.

Bạn đang đọc: Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?

1. Phẫu thuật Phaco – Phương pháp tiên tiến điều trị đục thủy tinh thể

z để điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Phương pháp này sẽ sử dụng máy móc hiện đại để thay thế thủy tinh đã bị mờ đục bởi một loại thủy tinh thể nhân tạo khác. Việc thay thế này sẽ tạo điều kiện cho mắt có thể cải thiện thị lực như ban đầu.

Phaco là một phương pháp hiện đại được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hiện nay. Thủy tinh thể nhân tạo cũng được phân chia thành 2 loại chính đó là thủy tinh thể dạng đơn cự và thủy tinh thể dạng đa cự.

Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?

Đối với bệnh lý đục thủy tinh thể, phẫu thuật Phaco được xem là một trong những phương pháp tối ưu được sử dụng

– Loại thủy tinh thể đơn cự: cho phép bệnh nhân có thể nhìn rõ sự vật ở một khoảng cách xa hoặc gần nhất định. Lúc này, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thêm kính chuyên dụng khi muốn nhìn sự vật ở tiêu cự không được ưu tiên.

– Loại thủy tinh thể đa cự: giúp người bệnh có thể thoải mái nhìn sự vật ở các khoảng cách, tiêu cự khác nhau mà không cần sử dụng thêm kính mắt hỗ trợ.

2. Ưu điểm nổi bật của phương pháp mổ Phaco?

Phương pháp mổ Phaco điều trị đục thủy tinh thể được đánh giá là một phương pháp mang rất nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

– Thời gian cho mỗi ca phẫu thuật mổ Phaco rất nhanh, chỉ khoảng 5 – 10 phút.

– Mổ Phaco ít gây đau đớn, không chảy máu.

– Vết rạch khi mổ Phaco rất nhỏ, thường chỉ kéo dài khoảng 2,2 – 2,6mm. Vết rạch này không cần khâu.

– Sau phẫu thuật Phaco, bệnh nhân có thể nhanh chóng lấy lại thị lực, có thể về nhà ngay trong ngày mà không cần nằm viện.

3. Chi tiết về quy trình phẫu thuật mổ mắt Phaco

3.1. Mổ đục thủy tinh thể hay không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ

Trước khi có chỉ định thực hiện phẫu thuật mổ Phaco điều trị đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh xem có đáp ứng đủ các tiêu chí để phẫu thuật hay không. Một số tiêu chí bệnh nhân cần đảm bảo đó là:

– Bệnh nhân không bị mắc các bệnh lý toàn thân dạng cấp tính.

– Không bị các bệnh viêm nhiễm ở vùng mắt như: viêm kết mạc, viêm nội nhãn,…

– Nhãn áp của bệnh nhân đủ điều kiện cho phép.

– Bệnh nhân không có tiền sử bị mắc các bệnh lý tim mạch hay huyết áp.

– Chỉ số đường huyết đảm bảo dưới 10.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số bước kiểm tra mắt với máy để xác định chính xác hiện trạng đục thủy tinh thể tại thời điểm đó.

3.2. Quy trình mổ đục thủy tinh thể diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Bị sụp mí lâu năm, chớ coi thường!

Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?

Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh xem có đáp ứng đủ các tiêu chí để phẫu thuật hay không

3.2.1. Bước thăm khám, tư vấn cùng với bác sĩ

Đây là bước tiền phẫu thuật đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện. Qua việc trao đổi, kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có thể căn cứ vào từng tình trạng bệnh của mỗi người để chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn, giải thích cho bệnh nhân về những ưu điểm, nhược điểm, cũng như những điều cần lưu ý khi tiến hành phẫu thuật mổ Phaco.

3.2.2. Bước gây tê màng mắt

Bước gây tê màng mắt này đem lại hiệu quả cho việc giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật diễn ra. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê với mức độ quy định.

3.2.3. Thực hiện tách màng bao

Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ ở phần trên giác mạc. Vết rạch này có độ dài khoảng 2,2 – 2,6mm. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện tách màng bao nằm trước thể thủy tinh và tiền phòng trong mắt.

3.2.4. Bước tán nhuyễn và hút bỏ thủy tinh thể

Thông qua vết mổ, bác sĩ sẽ sử dụng máy Phaco để tán nhuyễn phần thủy tinh thể bị đục, sau đó hút ra bên ngoài.

3.2.5. Thay thế thủy tinh nhân tạo

Sau khi đã hút hết phần thủy tinh thể bị đục ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành đưa thủy tinh thể nhân tạo vào mắt. Bác sĩ sẽ điều chỉnh thủy tinh thể nhân tạo sao cho ở đúng vị trí để đảm bảo cho việc ánh sáng hội tụ đúng ở vị trí võng mạc.

3.2.6. Vệ sinh mắt và theo dõi sau phẫu thuật

Sau khi đã thực hiện bơm thủy tinh thể nhân tạo cố định trong mắt, bác sĩ sẽ vệ sinh thật kỹ vùng mắt sau khi mổ và kết thúc phẫu thuật. Lúc này, người bệnh sẽ được đưa tới phòng hậu phẫu trong khoảng 24 giờ. Sau đó, bệnh nhân có thể xuất viện ra về và đi tái khám lại theo chỉ định của bác sĩ.

4. Cần lưu ý chăm sóc mắt sau phẫu thuật như thế nào?

Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Đau mắt hột: Nhận biết và xử trí

Đi thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa

Sau khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể kết thúc, bệnh nhân cần xây dựng chế độ chăm sóc mắt khoa học để mắt nhanh chóng hồi phục lại thị lực như ban đầu:

– Theo dõi tình hình hồi phục của mắt sau mổ. Nếu thấy xuất hiện bất cứ các dấu hiệu lạ nào như: đau nhức, mờ mắt, chảy máu mắt,…thì bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám.

– Chăm sóc, vệ sinh mắt hàng ngày với băng gạc, dung dịch rửa mắt chuyên dụng, sạch sẽ.

– Khi đi ra ngoài trời cần sử dụng thêm các loại kính chống bụi, kính bảo vệ mắt.

– Bổ sung thêm các thực phẩm chứa các nhóm chất cần thiết cho mắt như: vitamin A, C, E, omega 3,…

– Nên để cho mắt nghỉ ngơi sau phẫu thuật, không sử dụng mắt với cường độ cao như làm việc với máy tính trong thời gian dài.

– Đi thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Hiện nay, bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có hệ thống máy mổ đục thủy tinh thể Phaco hiện đại, tiên tiến, cùng đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành. Do đó, các bệnh nhân khi tới thăm khám và điều trị đục thủy tinh thể có thể hoàn toàn yên tâm chữa bệnh. Liên hệ ngay với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ và tư vấn cho bạn được nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *