Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

Ốm nghén là một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Có đến 80% phụ nữ trải qua quá trình này. Hãy tìm hiểu xem nghén sẽ có những triệu chứng gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục những cơn ốm nghén thế nào.

Bạn đang đọc: Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

Ốm nghén là một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu thời kỳ đầu của quá trình mang thai.

Ốm nghén – tình trạng thường gặp ở mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai, tuy nhiên với một số mẹ bầu thì tình trạng này nghiêm trọng, khó kiểm soát, dễ dẫn đến mất nước, thiếu hụt dinh dưỡng.

Mẹ bầu thường lo việc ốm nghén ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, không biết em bé có được cung cấp dinh dưỡng để phát triển không. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng nếu như trong trường hợp ốm nghén bình thường. Thai nhi sẽ tự biết hấp thu dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.

Thông thường, ốm nghén diễn ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, bắt đầu sớm vào khoảng tuần 4 – 6, trễ nhất vào khoảng tuần 8 – 12. Với phụ nữ, tình trạng ốm nghén còn có thể kéo dài suốt thai kỳ nhưng một số bà bầu không hề bị ốm nghén hoặc chỉ bị triệu chứng nhẹ.

Các dấu hiệu của ốm nghén là: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn được, hoặc cũng có thể rất thèm ăn…

Đối với những mẹ bầu mắc ốm nghén nặng triệu chứng nghiêm trọng hơn:

– Nôn liên tục, khó kiểm soát

– Chóng mặt, đau đầu

– Không ăn được trong thời gian dài

– Sụt cân, mất nước

– Nhiều trường hợp mẹ chỉ nằm trên giường, không thể đi lại

Tìm hiểu thêm: Chị em mắc u xơ tử cung có nên uống sữa đậu nành không?

Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

Có những mẹ bầu ốm nghén quá nặng, không thể đi lại được.

Nguyên nhân của hiện tượng ốm nghén

Có nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do thực sự của hiện tượng này. Một số khả năng là:

– Do thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm thay đổi sự cảm nhận mùi, vị làm cho người phụ nữ cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn.

– Do hệ thần kinh của mẹ bầu khá nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị gây buồn nôn.

– Nồng độ các nội tiết tố tăng cao 3 tháng đầu thai kỳ. Trong đó có progesterone làm giãn cơ của hệ tiêu hóa, dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy trào lên thực quản gây cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa gây khó tiêu.

Khắc phục ốm nghén thế nào?

– Hãy kiên nhẫn vì thông thường ốm nghén chỉ trong vài tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu sau đó sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

– Đừng ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc, lựa chọn những món ăn yêu thích trong những thực phẩm dành cho bà bầu.

– Tránh dùng đồ ăn thức uống có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán…

– Các thực phẩm như sữa chua, trái cây… rất tốt cho mẹ bầu.

– Ăn nhiều bữa trong ngày, tốt nhất, nên chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh ăn quá no một lần.

– Luôn để bên mình một bình nước lọc và đồ ăn nhẹ. Uống nhiều nước và nhấm nháp một ít bánh quy sẽ làm giảm lượng axit dạ dày của bạn. Kẹo ngọt làm tăng lượng đường trong máu, giảm cảm giác buồn nôn.

– Giữ vệ sinh răng miệng.

– Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Hiện tượng nghén ở mẹ bầu và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách khắc phục kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho mẹ bầu.

Trong trường hợp ốm nghén quá nặng, cần tới gặp bác sĩ. Nếu tình trạng nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, nên nhập viện để  truyền các dinh dưỡng cần thiết.

Thông tin về hiện tượng nghén ở mẹ bầu hi vọng rằng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *