Làm thế nào khi bị đột quỵ: 3 bước sơ cứu quan trọng

Bệnh nhân đột quỵ càng được cấp cứu sớm càng giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ. Hiểu được làm thế nào khi bị đột quỵ sẽ giúp bạn có hướng sơ cứu cho người bệnh đúng cách, tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân.

Bạn đang đọc: Làm thế nào khi bị đột quỵ: 3 bước sơ cứu quan trọng

1. Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Trong đó, có đến 85% các ca mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) và khoảng 15% do xuất huyết não (vỡ mạch máu não).

Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, không kể độ tuổi, giới tính. Trong đó một số đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn bao gồm:

– Người lớn tuổi (thường là sau độ tuổi trung niên)

– Người mắc hoặc đang điều trị bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp…

– Người bị béo phì.

– Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên hoặc người hay tiếp xúc với khói thuốc.

– Người ít vận động, không có thói quen rèn luyện sức khỏe.

– Người ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng chất béo, chất đạm cao, ăn ít rau.

– Người có tiền sử gia đình từng có thành viên mắc đột quỵ.

Bệnh đột quỵ có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngay cả khi người bệnh sống sót, các biến chứng để lại là khó tránh khỏi. Các biến chứng thường thấy như: liệt tay hoặc toàn bộ tứ chi; giảm khả năng vận động, khó nhấc tay chân; gặp khó khăn trong giao tiếp (nói ngọng, nói lắp hoặc không còn khả năng ngôn ngữ); vấn đề về thị giác; bị trầm cảm, rối loạn cảm xúc; sống đời sống thực vật….

Làm thế nào khi bị đột quỵ: 3 bước sơ cứu quan trọng

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ

2. Nhận biết dấu hiệu của người bị đột quỵ 

Đột quỵ là bệnh thần kinh có xu hướng khởi phát đột ngột. Các triệu chứng có thể tăng nặng dần hoặc đạt mức độ nặng tối đa ngay từ lần đầu tiên (thường gặp trong đột quỵ do xuất huyết não). Do đó nhanh chóng phát hiện người bị đột quỵ có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh được cấp cứu, can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết triệu chứng đột quỵ được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. FAST (nhanh), đồng thời cũng là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt) – Arm (tay) – Speech (lời nói) – Time (thời gian).

Để đánh giá khả năng mắc đột quỵ ở người bệnh, bạn cần trả lời được các câu hỏi dưới đây:

F (khuôn mặt): Người bệnh có bị sụp mí, chảy xệ một bên mặt không? (Có thể yêu cầu bệnh nhân cười để quan sát rõ sự khác biệt giữa 2 bên mặt).

A (tay): Người bệnh có thể giơ cả hai tay lên qua đầu cùng lúc không?

S (lời nói): Người bệnh có bị nói khó, nói ngọng, hoặc nói khó hiểu không?

T (thời gian): Nếu câu trả lời cho 3 câu hỏi phía trên lần lượt là “có – không – có”, người bệnh cần được chuyển đến cơ sở y tế để cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra, người bệnh bị đột quỵ cũng có thể biểu hiện các triệu chứng như: mê sảng, lú lẫn, hôn mê, thị lực giảm sút, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn…

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên

Làm thế nào khi bị đột quỵ: 3 bước sơ cứu quan trọng

Một nửa khuôn mặt không thể cử động hoặc tê liệt hoàn toàn cảnh báo dấu hiệu của bệnh đột quỵ

3. Làm thế nào khi bị đột quỵ?

Người bệnh đột quỵ có thể bị mất thăng bằng, té ngã hoặc bất tỉnh. Khi phát hiện người xung quanh gặp tình trạng này hoặc chính bản thân gặp phải (trong trường hợp vẫn còn ý thức), bạn hãy làm theo 3 bước sơ cứu dưới đây:

3.1 Làm thế nào khi bị đột quỵ – Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp

Nếu bạn là người có dấu hiệu đột quỵ, hãy nhờ người gần bạn nhất gọi cấp cứu giúp và cố gắng điều hòa nhịp thở, giữ bình tĩnh hết sức có thể trong khi chờ đợi sự trợ giúp y tế khẩn cấp.

Nếu bạn phát hiện người bị đột quỵ, sau khi gọi cấp cứu hãy chắc chắn người bệnh được nằm ở một vị trí an toàn, không gian thoáng và mặc quần áo thoải mái. Trường hợp bệnh nhân là trẻ em, nên đỡ trẻ nằm ở tư thế nghiêng một bên, đầu và miệng hơi nâng lên đề phòng khả năng trẻ nôn ói.

3.2 Làm thế nào khi bị đột quỵ – Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Nếu bạn là người có kiến thức sơ cấp cứu cơ bản, khi bắt gặp người bệnh đột quỵ, dưới đây là một số trợ giúp hữu ích bạn có thể thực hiện:

– Kiểm tra tình trạng hô hấp của người bệnh. Nếu không thấy nhịp thở hoặc nhịp thở đứt quãng, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo, đồng thời lới lỏng quần áo, phụ kiện để người bệnh thở dễ hơn.

– Trường hợp người bệnh ngừng tim, hãy thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Khi người bệnh vừa ngưng tim vừa ngưng thở, cần kết hợp cả hô hấp nhân tạo và ép tim.

– Loại bỏ mọi vật được gắn, ngậm trong miệng người bị đột quỵ (nếu có) tránh hóc, sặc. Bạn cũng có thể dùng ngón trỏ có quấn khăn để lấy sạch đờm, dãi trong miệng bệnh nhân.

– Khi người bệnh có dấu hiệu mê man hay đã lấy lại được ý thức, hãy bình tĩnh khuyên nhủ, trấn an họ.

– Đột quỵ trong nhiều trường hợp liên quan đến thời tiết lạnh, hãy đảm bảo cơ thể người bệnh được giữ ấm.

– Người bệnh khó vận động, di chuyển cơ thể, hãy nhờ những người xung quanh hỗ trợ di chuyển bệnh nhân.

– Quan sát kỹ những thay đổi ở người bệnh trong thời gian chờ đợi để thông báo với nhân viên y tế kịp thời.

Làm thế nào khi bị đột quỵ: 3 bước sơ cứu quan trọng

>>>>>Xem thêm: Dự phòng nhồi máu cơ tim giúp người bệnh tim mạch chủ động

Làm thế nào khi bị đột quỵ – Sơ cứu tại chỗ.

3.3 Thông tin với nhân viên y tế về tình trạng của bệnh nhân

Khi xe cấp cứu tới nơi, bạn hãy thuật lại ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ cho nhân viên y tế về những biểu hiện của người bị đột quỵ và các sự việc có thể liên quan đến cơn đột quỵ như té ngá hay đập đầu… Từ đây, bác sĩ hồi sức cấp cứu sẽ có được những dữ kiện quan trọng để đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.

4. Sơ cứu đột quỵ – những lưu ý cần tránh

Trong quá trình sơ cứu người bị đột quỵ, tuyệt đối không tự ý cho người bệnh ăn uống hay sử dụng thuốc

Người bệnh nên được nằm nghiêng, tránh nằm ngửa gây tụt lưỡi xuống họng, cản trở, bít tắc đường thở.

Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay cạo gió, đánh gió cho người đột quỵ

Trong trường hợp xe cấp cứu ở xa, bạn nên chủ động đưa người bệnh đi cấp cứu, không nên để bệnh nhân nằm lâu một chỗ.

5. Ý nghĩa của thời gian trong sơ – cấp cứu đột quỵ

Như đã đề cập, bệnh đột quỵ có thể tiến triển nặng rất nhanh và gây ra những hậu quả nặng nề. Do đó thời gian trong sơ – cấpcứu đột quỵ có ý nghĩa quyết định người bệnh có thể được kịp thời điều trị hay không, cũng như khả năng hồi phục sau đột quỵ.

Theo Hội Đột quỵ Thế giới, thời gian “vàng” trong sơ – cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là từ 3-6h kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Sau 6h không được can thiệp, nguy cơ tàn phế, thậm chí tử vong đối với người bệnh là rất cao. Tuy nhiên nếu biết cách xử trí khi bị đột quỵ và điều trị kịp thời, hậu quả bệnh mang lại có thể giảm đi rất nhiều Ngoài ra bạn cũng cần có kế hoạc phòng ngừa biến chứng và tập luyện phụ hồi chức năng.

Tóm lại, thời gian là yếu tố quan trọng phát hiện và điều trị đột quỵ. Do đó, biết được cần làm thế nào khi bị đột quỵ có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh tránh nguy cơ tử vong và di chứng để lại sau này. Song song với sơ cứu đột quỵ, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *