Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Rối loạn tiền đình không quá nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, căn bệnh này ngày càng phổ biến ở người trẻ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh. 

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

1. Rối loạn tiền đình ngày càng gặp nhiều ở người trẻ

Rối loạn tiền đình xảy ra khi hệ thống tiền đình – cơ quan có chức năng duy trì sự cân bằng của cơ thể – hoạt động kém hiệu quả. Người bệnh rơi vào trạng thái mất cân bằng tư thế, dẫn đến các triệu chứng như:

– Ù tai

– Chóng mắt, buồn nôn

– Hoa mắt

– Lảo đảo

Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là ở những người trung niên và cao tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra, nguy cơ gặp các rối loạn hệ thống tiền đình ở những người trên 40 tuổi có thể lên đến 40%, nhất là ở nam giới. Tuy nhiên căn bệnh này cũng có xu hướng trẻ hóa. Khoảng hơn 60% người trẻ có những bất thường ở hệ thống tiền đình (theo một nghiên cứu y khoa của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ). Tình trạng này khiến người trẻ khó tập trung vào công việc hay học tập. Thậm chí bệnh có thể gây nguy hiểm cho những người làm một số công việc đặc thù như làm việc ở trên cao hay khi tham gia giao thông.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Rối loạn hệ thống tiền đình là vấn đề ngày càng phổ biến ở giới trẻ.

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn khiến người trẻ bị rối loạn hệ thống tiền đình

2.1 Nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

Nguyên nhân chủ yếu khiến hệ thống tiền đình của người trẻ bị rối loạn là do stress quá mức, áp lực tâm lý, cuộc sống, học hành hay công việc quá lớn. Bởi việc mang tâm lý tiêu cực hay áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra lượng lớn hormone gây căng thẳng mang tên cortisol. Hormone này có khả năng gây tổn thương hệ thần kinh, hệ thống tiền đình, dẫn đến rối loạn chức năng ở các cơ quan này.

Tiếp xúc nhiều giờ với máy tính trong không gian phòng lạnh kín là một trong những đặc thù công việc của người trẻ. Bên cạnh đó thói quen lười vận động, thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiền đình sớm.

Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác có thể khiến hoạt động của hệ thống tiền đình gặp rối loạn.

2.2 Các nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình

– Vấn đề về huyết áp, tim mạch

Những người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu, đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý tim mạch,… rất dễ gặp phải các vấn đề về tiền đình. Bởi các bệnh lý này khiến việc lưu thông máu đến não kém đi, khiến chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng.

– Các bệnh lý thần kinh

Tình trạng viêm tai giữa hoặc viêm tai trong là một trong những yếu tố có thể làm tắc nghẽn các ống tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Ménière – một loại bệnh lý có khả năng xảy ra ở người trẻ có thể gây ra các cơn ù tai, tiếng vang trong màng nhĩ, choáng váng mạnh, khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát thăng bằng và giảm thính giác.

Ngoài ra các bệnh lý thần kinh khác như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não,… cũng có thể dẫn đến rối loạn hệ thống tiền đình.

– Chấn thương ở vùng đầu

Thực tế nhiều trường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình sau chấn thương sọ não. Tình trạng này kéo dài có thể tác động đến não bộ và các thùy trong não, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.

– Rối loạn tâm lý và trầm cảm

Tình trạng lo lắng, stress, rối loạn cảm xúc hay trầm cảm đều có thể gây ra triệu chứng của bệnh tiền đình.

Tìm hiểu thêm: Hở van tim 3 lá 2/4: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến hệ thống tiền đình bị rối loạn.

2.3 Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể khiến bệnh tiền đình khởi phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

– Mất máu nhiều

– Tiêu thụ quá nhiều rượu bia

– Nhiễm độc hóa chất hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài

– Quan hệ tình dục không đều đặn

– Sống hoặc làm việc thường xuyên ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn

– Thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột

– Bất thường về cân nặng, quá béo hoặc quá gầy

– Mắc các bệnh mạn tính

3. Chẩn đoán và điều trị các vấn đề tiền đình

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Để đánh giá chính xác chức năng tổng quan của hệ thống tiền đình, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như kiểm tra tư thế, kiểm tra thính giác, đo ảnh động nhãn đồ (VNG), điện não đồ (EEG), kiểm tra huyết áp và nhịp tim, xét nghiệm…

Thông thường chứng tiền đình ở người trẻ dễ điều trị hơn người già. Các phương pháp chính được sử dụng trong điều trị tiền đình bao gồm:

– Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình như bài tập Brandt – Daroff

– Sử dụng các loại thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng

– Phẫu thuật, thường áp dụng trong trường hợp u dây thần kinh thính giác

Các phương pháp này cần được cân nhắc và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Người bệnh nên tuân thủ các chỉ định để đạt được hiệu quả điều trị cao.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

>>>>>Xem thêm: Khám tim mạch

Thăm khám với chuyên gia Nội thần kinh giúp chẩn đoán chính xác bệnh tiền đình.

4. Người trẻ cần làm gì để phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình?

– Không nên thức khuya: Các chuyên gia khuyên rằng nên đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm.

– Uống đủ nước: Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng tốt với cơ thể nói chung và hoạt động của hệ thống tiền đình.

– Tăng cường vận động: Vận động đều đặn với mức độ phù hợp giúp máu lưu thông đến não tốt hơn, các cơ quan trong đó có hệ thống tiền đình vì thế cũng hoạt động hiệu quả hơn.

– Tránh ngồi quá lâu trước điện thoại hoặc máy tính: Nên nghỉ ngơi, đổi tư thế, luyện tập nhẹ nhàng sau mỗi 1 – 2 giờ ngồi làm việc.

– Hạn chế căng thẳng, stress: Khi gặp phải những căng thẳng, áp lực, hãy chia sẻ với những người bạn, người thân, tìm các cách giải trí để tinh thần dễ chịu hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ, hi vọng đã có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và cách phòng ngừa. Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *