Cách cải thiện hiệu quả cho người bị mất ngủ

Người bị mất ngủ ngắn ngày hay dài ngày đều đối mặt với những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nguyên nhân khó ngủ, mất ngủ có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu, do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Cách cải thiện hiệu quả cho người bị mất ngủ

1. Thông tin sơ bộ về mất ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người, giúp chúng ta được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau khoảng thời gian học tập, làm việc.

Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến với một số triệu chứng đặc trưng như:

– Ngủ không sâu

– Khó đi vào giấc ngủ

– Thức dậy sớm

– Không thể ngủ lại

– Thức dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, uể oải

Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Trung bình một người bình thường ngủ từ 7-8 tiếng/đêm trong đó chất lượng giấc ngủ phải đảm bảo về thời gian, ngủ sâu và thức dậy thấy thoải mái, khỏe khoắn.

Mất ngủ được chia thành 2 cấp độ:

– Mất ngủ cấp tính – kéo dài từ 2-3 tuần, dưới 1 tháng

– Mất ngủ mạn tính – kéo dài từ 1 tháng trở lên

Cách cải thiện hiệu quả cho người bị mất ngủ

Mất ngủ khiến người bệnh ủ rũ, uể oải và không thể tập trung học tập, làm việc

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng người bị mất ngủ

Người bị mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần thăm khám để xác định đúng nguyên nhân. Các nhóm nguyên nhân gây ra mất ngủ có thể bao gồm:

2.1. Nguyên nhân tâm lý, tâm thần

Tâm lý, tinh thần chiếm đến 50% số nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến. Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm đều ảnh hưởng đến tâm lý, gây kích thích não bộ và gây ra tình trạng mất ngủ.

Bên cạnh đó, cú sốc về tinh thần và ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội cũng khiến con người dễ rơi vào trạng thái mất ngủ ngắn ngày thậm chí dài ngày.

2.2. Lối sống, lịch trình sinh hoạt

Thay đổi môi trường, múi giờ, lịch trình làm việc

– Thói quen ngủ ít, thức khuya

– Ăn quá nhiều vào bữa tối

– Phòng ngủ không phù hợp

– Áp lực công việc

– Chơi game, làm việc nhiều trên điện thoại, máy tính

– Ô nhiễm môi trường

2.3. Do chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng các chất kích thích và một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Một số chất kích thích khi uống vào sẽ làm bạn khó ngủ, trằn trọc lâu như:

– Caffeine

– Nicotine

– Rượu bia

Bên cạnh đó, một số loại thuốc khi sử dụng cũng gây mất ngủ như:

– Thuốc cao huyết áp

– Dị ứng

– Thuốc có chứa corticoid

– Thuốc giảm đau

– Thuốc giảm cân

2.4. Người bị mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý

Khi người bệnh mắc các bệnh sau đây cũng có thể bị mất ngủ do các triệu chứng đau nhức, khó thở:

– Dị ứng

– Sụt sịt

– Ho hen

– Sưng đau khớp

– Bệnh Parkinson

– Bênh Alzheimer

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Ngưng thở khi ngủ

Tìm hiểu thêm: Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

Cách cải thiện hiệu quả cho người bị mất ngủ

Cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị thuốc phù hợp, an toàn

3. Điều trị mất ngủ ngăn chặn biến chứng

3.1. Điều trị nội khoa

Có thể thấy, nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng do đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh sẽ được kê các loại thuốc ngủ, thuốc an thần và các loại thuốc khác để điều trị bệnh lý đi kèm.

– Dùng thuốc ngủ kê đơn: những loại thuốc kê đơn thường có tác dụng nhanh nhưng không đem lại kết quả lâu dài. Thuốc ngủ kê đơn có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, gây buồn bã vào ban ngày, lệ thuộc thuốc, … Do đó người bị mất ngủ cần thăm khám và được bác sĩ tư vấn liều lượng phù hợp.

– Dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn: thuốc ngủ không kê đơn thường chứa các thành phần kháng histamin gây buồn ngủ tuy nhiên chỉ nên uống với liều lượng và thời gian nhất định. Một số loại thuốc không kê đơn gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, hay quên, suy giảm nhận thức, …

Theo chuyên gia Nội thần kinh tại Thu Cúc TCI nhiều người vì khó ngủ mà tự ý mua các loại thuốc ngủ, thuốc an thần về sử dụng. Lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp tức thời để điều trị mất ngủ, không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng thuốc an thần để dễ ngủ sẽ làm phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên, gây nghiện thuốc hoặc phụ thuộc thuốc. Nguy hiểm hơn có thể biến mất ngủ thành bệnh mạn tính khó điều trị.

3.2. Người bị mất ngủ cải thiện tình trạng bằng các phương pháp không dùng thuốc

Bên cạnh điều trị mất ngủ bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để từ từ cải thiện chất lượng giấc ngủ:

3.2.1. Thiết lập đồng hồ sinh học ngủ – thức

Đi ngủ và thức dậycùng một thời điểm mỗi ngày sẽ tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể. Thói quen này theo thời gian sẽ đưa não bộ và cơ thể vào một chu kỳ ngủ thức khoa học. Điều này sẽ giúp bạn vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu suốt đêm.

3.2.2. Tập thể dục

Tập thể dục, vận động thường xuyên cũng là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ dễ thực hiện. Kể cả trước khi ngủ, một vài động tác yoga nhẹ nhàng ngay trên giường cũng khiến bạn ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đi bộ, đạp xe, bơi lội từ 20-30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và giấc ngủ của mình.

Cách cải thiện hiệu quả cho người bị mất ngủ

>>>>>Xem thêm: Nguy cơ tổn thương tim mạch do bệnh thấp khớp cấp

Tập thể dục giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ và nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch

3.2.3. Kiểm soát việc ăn uống

Kiểm soát lượng thức ăn, thực phẩm tiêu thụ vào chiều tối vì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn đầy bụng, khó tiêu, … gây mất ngủ. Bên cạnh đó cần tránh đồ uống chứa cồn hoặc caffein vào chiều tối để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ.

3.2.4. Hạn chế hút thuốc lá

Nicotine trong thuốc cũng là chất kích thích tương tự với caffeine. Thuốc lá cũng được liệt kê vào nhóm nguyên nhân gây khó ngủ và làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Bạn nên hạn chế hoặc bỏ thuốc để dễ ngủ hơn đồng thời bảo vệ sức khỏe bản thân.

3.2.5. Ngâm chân vào nước ấm

Đây là cách ai cũng có thể thực hiện trước khi ngủ khoảng 30 phút để dễ ngủ. Bàn chân là nơi tập trung hơn 60 huyệt đạo nên việc ngâm nước ấm có tác dụng đả thông kinh mạch toàn cơ thể và hỗ trợ dễ ngủ hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *