Đột quỵ là bệnh lý được quan tâm hàng đầu ở lứa tuổi sau trung niên. Điều này vô hình chung khiến ta quên mất rằng đột quỵ cũng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ. “Vì sao đột quỵ ở trẻ em” là câu hỏi thường thấy đối với những người lần đầu nghe đến tình trạng này. Các thông tin được cung cấp sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Bạn đang đọc: Vì sao đột quỵ ở trẻ em: Những kiến thức cần biết
1. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ em
1.2 Vì sao đột quỵ ở trẻ em – Do bất thường mạch máu não
Theo các chuyên gia, bất thường mạch máu não (như vỡ dị dạng mạch máu não) là một trong những nguyên nhân cần nghĩ đến đầu tiên khi tiếp xúc với một ca đột quỵ não ở trẻ em. Phần lớn các trường hợp trẻ bị dị dạng mạch máu do bẩm sinh, nghĩa là từ khi sinh ra đã có.
Dị dạng mạch máu não ở trẻ có thể không gây ra triệu chứng gì cho đến khi mạch máu não vỡ, dẫn đến xuất huyết mạch máu não, là nguyên nhân gây tình trạng đột quỵ. Một số trường hợp dị dạng mạch máu não có thể được cảnh báo bởi các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Đây đồng thời cũng là tín hiệu về một cơn đột quỵ sắp tới.
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của TIA như: nói khó, nhìn mờ, chóng mặt, liệt một bên cơ thể, méo một bên mặt…, ngay khi các dấu hiệu này chỉ kéo dài trong vài phút, bạn cũng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
Dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân vì sao đột quỵ ở trẻ em xảy ra.
1.2 Do mắc bệnh tim bẩm sinh
Đột quỵ được chia thành 2 loại chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết mạch máu não. Các bệnh tim bẩm sinh chiếm khoảng 30% nguyên nhân gây ra các ca bệnh đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ.
Đây là tình trạng hình thành cục máu đông trong tim gây tắc mạch máu, làm giảm hoặc ngăn chặn nguồn cung máu nuôi não, gây nên tình trạng đột quỵ.
Các em nhỏ đang trong giai đoạn cần phẫu thuật tim bẩm sinh được cho rằng có nguy cơ đột quỵ não cao nhất. Thậm chí sau khi đã được phẫu thuật, vẫn có nguy cơ đột quỵ xảy ra ở trẻ từng mắc tim bẩm sinh, dù trẻ đã được điều trị bằng thuốc chống đông.
1.3 Vì sao đột quỵ ở trẻ em – Các yếu tố nguy cơ khác
– Bệnh lý tăng đông: tăng homocystein máu, các kháng thể kháng cardiolipin, ung thư máu…
– Các bệnh lý về máu: Bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu thiếu sắt, tăng tiểu cầu thứ phát, ung thư máu.
– Nhiễm trùng: Viêm màng não do vi khuẩn, viêm màng não do nấm, viêm màng não do lao, Varicella nguyên phát và tái hoạt động
– Các thuốc: Asparaginase, Estrogen ngoại sinh, các chất cấm như cocaine…
– Viêm/tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch hệ thống.
– Ngoài ra các yếu tố như thói quen sinh hoạt không lành mạnh, trẻ thường xuyên chịu nhiều áp lực, trẻ bị tiểu đường… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
2. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em
Đột quỵ trẻ em có triệu chứng tương tự đột quỵ người lớn, có thể bao gồm các dấu hiệu:
– Liệt, mất lực ở một bên chi, mất khả năng phối hợp giữa các chi.
– Gặp khó khăn trong việc nghe, hiểu, nói, viết hoặc các hoạt động cần sự tập trung.
– Suy giảm thị lực, nhìn mờ hoặc mất khả năng nhìn ở một bên mắt.
– Mất ý thức, có thể lên cơn co giật trong thời gian ngắn.
– Chóng mặt, khó giữ thăng bằng, không điều khiển được cơ thể vận động theo ý muốn.
– Nuốt khó, có thể chảy nước dãi.
– Đau đầu dữ dội, đừ người, có nôn ói nhiều lần.
Tuy nhiên, khi được hỏi, nhiều cha mẹ không tin nổi trẻ bị đột quỵ, bởi đơn giản chỉ nghĩ trẻ bị trúng gió, bị cảm, hay nhầm sang các bệnh lý động kinh, tiêu hóa….
Tìm hiểu thêm: 7 Thói quen gây đột quỵ ở người trẻ cần tránh
Đột quỵ ở trẻ thường thấy với các triệu chứng đau đầu, có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
3. Vì sao đột quỵ ở trẻ em nên được coi trọng hơn?
Thống kê từ Bộ Y tế, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam (chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư). Số ca mắc mới đột quỵ được ghi nhận tăng thêm 200.000 ca mỗi năm trong khi số người tử vong do đột quỵ tăng 11.000.
Trong đó, riêng tỷ lệ đột quỵ ở lứa tuổi trẻ chiếm từ 10-15% và ngày càng có xu hướng gia tăng. Cứ mỗi năm, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi lại tăng thêm 2%, ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Từ đó, có thể thấy, đột quỵ hiện nay đã không còn chỉ là bệnh của ngươi lớn tuổi mà đang trẻ hóa báo động, trong đó có nhiều trẻ em.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn bởi trẻ chưa thể tự ý thức được các triệu chứng, biết cách gọi tên chúng một cách rõ ràng, chính xác. Những triệu chứng đột quỵ cũng thường chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì điều này khiến nhiều trẻ nhập viện muộn vì “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ được tính bằng phút, bằng giây. Hiểu đúng về thực trạng, hệ lụy do đột quỵ gây ra giúp bạn chủ động theo dõi sức khỏe người thân, ngăn ngừa nguy cơ mắc đột quỵ
4. Tầm soát phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em
Khác với nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn (chủ yếu do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh gây ra các bệnh lý nền), đột quỵ ở trẻ em thường khó đề phòng hơn bởi các rủi ro không thể kiểm soát. Khuyến cáo chung trong phòng ngừa đột quỵ trẻ em là sớm phát hiện các bệnh lý liên quan như tim bẩm sinh, dị dạng mạch máu… để có hướng can thiệp trước khi chúng tác động gây ra tình trạng đột quỵ.
Ngoài ra, ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu… người thân cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Người nhà tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ qua các triệu chứng
Chụp cộng hưởng từ mạch máu não tại Thu Cúc TCI
Để tầm soát, dự phòng nguy cơ đột quỵ ở trẻ, có hai phương pháp khảo sát mạch não được áp dụng phổ biến là chụp cộng hưởng từ mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc. Với kỹ thuật này, ngay khi phát hiện dị dạng mạch máu, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nút mạch chủ động trước khi mạch dị dạng bị vỡ. Điều này có ý nghĩa quan trọng mang lại hiệu quả cao điều trị các bệnh lý liên quan, giảm tỷ lệ mắc đột quỵ ở trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.