Trước khi thai phát triển hoàn thiện, đủ lớn để sẵn sàng chào đời, thai phụ có thể gặp tình trạng eo tử cung mỏng dần hay còn gọi là hở eo tử cung. Đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn gây nguy cơ sảy thai. Khâu vòng cổ tử cung thực hiện khi mẹ gặp tình trạng hở eo tử cung sẽ giúp hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non, đảm bảo an toàn hơn cho thai phụ.
Bạn đang đọc: Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định khâu vòng cổ tử cung
1. Thế nào là khâu vòng cổ tử cung?
Đây là thủ thuật được sử dụng trong sản khoa. Đường khâu sẽ được thực hiện vòng quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ tại cổ tử cung. Từ đó, thai nhi trong bụng mẹ sẽ được đảm bảo an toàn hơn, hạn chế khả năng sinh non hay sảy thai. Thời điểm phù hợp nhất để khâu vòng cổ tử cung là từ tuần 14 đến tuần 18 hoặc chưa quá 20 tuần.
Thủ thuật sẽ chỉ được thực hiện sau khi thai phụ đã khám tiền sử sản khoa, được chẩn đoán chi tiết tình trạng bằng hình ảnh.
Khâu vòng cổ tử cung là thủ thuật khâu một đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trường hợp mẹ bị hở eo tử cung
Tiền sử sản khoa hoặc kết quả siêu âm cho thấy các trường hợp như:
– Tiền sử sảy do thai to hoặc do mẹ sinh non trước khi thai đủ 28 tuần trên 2 lần.
– Trước đó, mẹ từng sảy hoặc sinh non trong khoảng tuần 14 đến 36. Mẹ chuyển dạ nhanh, cùng với đó là yếu tố nguy cơ hở eo tử cung: khoét chóp, nong nạo tại buồng tử cung, cắt một đoạn cổ tử cung, cổ tử cung bị rách hoặc các bất thường tại cổ tử cung.
– Chiều dài cổ tử cung đo được thông qua siêu âm không đạt tới 25mm hoặc cổ tử cung có sự thay đổi trước 24 tuần, cùng với đó là nguy cơ hở eo tử cung.
Hình ảnh siêu âm đầu dò, đánh giá cổ tử cung nhận thấy các yếu tố sau:
– Lỗ trong tại cổ tử cung có hình phễu.
– Chiều dài cổ tử cung và trạng thái lỗ trong cổ tử cung tương quan với dạng T, Y, V, U.
– Chiều dài cổ tử cung chưa tới 25 mm.
– Thai tại cổ tử cung hoặc âm đạo.
2. Những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định thực hiện khâu vòng cổ tử cung
2.1. Trường hợp nào được chỉ định khâu vòng cổ tử cung?
Những trường hợp sau đây, thai phụ có thể được chỉ định thực hiện khâu để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi:
– Hở eo tử cung dẫn đến sảy thai liên tiếp.
– Thai phụ từng sảy thai nhiều hơn 2 lần mà không rõ nguyên nhân.
– Chiều dài cổ tử cung chưa đủ 25mm, nhất là trong những trường hợp đặc biệt như song thai.
2.2. Trường hợp nào chống chỉ định?
Những trường hợp dưới đây chống chỉ định với khâu vòng cổ tử cung:
– Tuổi thai quá lớn để tiến hành thực hiện.
– Thai phụ bị viêm phụ khoa, âm đạo, viêm cổ tử cung dẫn đến khó thực hiện.
– Thai lưu, thai không phát triển.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo: ung thư buồng trứng ở bé gái
Trước khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung, các bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ để biết thai phụ nằm trong trường hợp được chỉ định hay chống chỉ định
Việc thực hiện thủ thuật này cần xác định cẩn thận ngay từ những bước đầu để tránh những hệ lụy đáng tiếc cho chị em.
3. Khâu vòng cổ tử cung được tiến hành như thế nào?
Quá trình khâu vòng cổ tử cung không quá phức tạp, nhưng cần được thực hiện một cách cẩn thận. Trong quá trình khâu, chị em luôn được đảm bảo an toàn trên hết.
– Cổ tử cung bộc lộ rõ ràng. Bác sĩ tiến hành sát trùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
– Sử dụng chỉ khâu đặc biệt để thực hiện khâu vòng.
– Thắt chặt và buộc lại vết khâu, kiểm tra độ chắc chắn của nút chỉ và sát trùng lại vùng âm đạo, cổ tử cung.
4. Sau thực hiện khâu cổ tử cung, cần theo dõi như thế nào?
Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình khâu vòng cổ tử cung. Từ 4 đến 6 giờ sau thực hiện thủ thuật, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ chị em rút gạc. Sau đó, chị em cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc chống co tử cung mà bác sĩ kê đơn.
Trong quá trình theo dõi tại nhà, nếu có các dấu hiệu, triệu chứng như tử cung co thắt, ra máu, rỉ ối tại âm đạo,… thì chị em cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện để được hỗ trợ.
Thực tế, việc khâu vòng cổ tử cung cũng không thể tránh khỏi những tai biến. Một số dấu hiệu tai biến sau thủ thuật mà chị em cần chú ý gồm:
– Ra máu: Nếu người thực hiện không được chẩn đoán kỹ càng từ đầu, bỏ qua những vấn đề, bệnh lý về máu thì rất có thể dẫn đến tình trạng này.
– Nhiễm trùng: Thủ thuật được thực hiện trong điều kiện không đảm bảo tiệt trùng, vô trùng, hoặc do sau thực hiện không đảm bảo vệ sinh vùng kín, vệ sinh phụ khoa cẩn thận.
– Sảy thai, đẻ non: Sau thực hiện khâu, người mẹ xuất hiện cơn co tử cung.
– Vỡ ối, rỉ ối.
>>>>>Xem thêm: Quy trình điều trị viêm tủy răng không hồi phục
Trong quá trình mang thai, các mẹ vẫn cần chú ý theo dõi từng thay đổi, từng dấu hiệu nhỏ nhất để tìm tới bác sĩ khi cần thiết
Vì vậy, việc thực hiện khâu vòng cổ tử cung cần được tiến hành tại những cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao. Điều kiện tiến hành thủ thuật cũng cần đảm bảo an toàn, vô khuẩn để tránh những biến chứng không đáng có.
Ngoài ra, các mẹ bầu khi mang thai cũng nên thực hiện khám, kiểm tra thai định kỳ, phòng tránh những vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Đồng thời, đây cũng là cách mà các bác sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề của các mẹ và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.