Đừng lo lắng quá khi bạn được bác sĩ tư vấn đẻ mổ trong thời gian sắp tới. Chắc chắn, những chia sẻ hữu ích dưới đây có thể giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý trước và sau sinh cũng như việc chăm sóc bản thân sau sinh mổ tốt nhất.7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết
Bạn đang đọc: 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết
Chuẩn bị tâm lý an toàn cho mẹ sinh mổ
Việc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc rất lớn vào thể trạng, sức khỏe và tiền sử bệnh lý ở cả mẹ và thai nhi. Trong một số trường hợp , nếu mẹ và bé gặp những bất thường được bác sĩ khuyến cáo, thì việc sinh mổ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với kĩ thuật của các bác sĩ và công nghệ áp dụng trong quá trình sinh mổ hiện nay bạn không nên lo ngại quá mức. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, gây nên hoang mang trước sinh của mình.
Chuẩn bị tâm lý cho thai sản trước sinh mổ
Để chuẩn bị tâm lý cho mẹ sinh mổ, bản thân người mẹ hãy mạnh mẽ và hạnh phúc vì đứa con sắp chào đời của mình. Việc sinh nở là điều mà mọi bà mẹ đều có thể vượt qua được.
Lưu ý khi quyết định lựa chọn sinh mổ
Hiện nay, không ít mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ dù đó không phải là chỉ định của bác sĩ. Lựa chọn này có thể do mẹ muốn sinh vào ngày đẹp hay sợ đau trong quá trình sinh. Trong một số trường hợp “bất khả kháng”, bác sĩ yêu cầu mẹ phải sinh mổ mới là biện pháp an toàn. Sinh mổ vừa giảm sự đau đớn khi lên cơn đau để và giảm được nguy cơ tử vong cho mẹ con khi thai nhi quá to, sức khỏe bà mẹ sức khỏe không đảm bảo. Thực tế nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh mổ tăng nguy cơ thai chết lưu hay sảy thai hơn sinh thường. Vậy nên, hãy sáng suốt để đưa ra quyết định cho mình. Việc sinh mổ hạn chế cơn đau chuyển dạ nhưng việc phục hồi sẽ khó khăn hơn sinh thường rất nhiều. Một số nguy cơ khi sinh mổ như chảy máu, nhiễm trùng, băng huyết, tai biến khi gây mê.
Quy trình sinh mổ hiện nay
Bạn thắc mắc rất nhiều sau khi mình lên bàn mổ. Đừng lo lắng quá, khi có quyết định lên bàn mổ, bác sĩ sẽ gây mê cho người mẹ, sẽ không thấy cảm giác đau đớn sau sinh từ 4-5 giờ đồng hồ. Ngoài ra, mẹ sinh mổ còn được nối ống dẫn tiểu giúp làm sạch bàng quang trong quá trình sinh. Tất nhiên, em bé được chào đời qua đường rạch trên bụng của người mẹ. Quá trình sinh nở diễn ra rất nhanh chóng nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ hãy nghĩ cơn đau chỉ thoáng qua để tự tin “vượt cạn”.
Sau khi con chào đời, bác sĩ tiến hành khâu tử cung và vết rạch trên bụng mẹ lại. Sau sinh, cả mẹ và bé sẽ được các bác, điều dưỡng tiến hành theo dõi sức khỏe đặc biệt. Sau sinh khoảng 1 ngày, người mẹ có thể ngồi dậy được. Ra viện sớm hay muộn tùy thuộc vào thể trạng người mẹ sau sinh trung bình từ 3 – 5 ngày, một số trường hợp đặc biệt mẹ sẽ lưu trú tại bệnh viện trong thời gian dài hơn để có thể kịp thời theo dõi.
>> Tìm hiểu: Đẻ dịch vụ ở phụ sản hà nội có tốt không?
Chế độ dinh dưỡng sản phụ sau sinh mổ
Việc sinh mổ dẫn tới tổn thương sau sinh ở vết mổ và mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường. Vì vậy, gia đình cần quan tâm và có chế độ phục hồi đúng cách cho sản phụ sau sinh. Các chuyên gia về sản khoa khuyên mẹ sau sinh mổ nên uống nhiều nước lọc và thức ăn loãng như cháo cho đến khi đánh hơi được. Sau đấy mới bắt đầu bổ sung các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng an toàn cho mẹ sinh mổ
Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các sản phụ cần được đặc biệt chú tâm. Nó quyết định tới thời gian và lộ trình làm lành vết mổ của mẹ sau sinh. Người mẹ sau sinh phải được nạp đủ nước, vitamin, khoáng chất và các protein…. Cần đa dạng các món ăn hàng ngày để tránh sự nhàm chán.
Bên cạnh những thức ăn, thức uống được khuyên dùng, mẹ sau sinh mổ cũng cần lưu ý tới một số thức ăn nên hạn chế như cơm nếp, rau muống, thực phẩm lạnh,.. vì có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ và sự tiêu hóa của cơ thể trong thời gian phục hồi.
>> Tìm hiểu cách giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa TẠI ĐÂY.
Vận động cho mẹ sau sinh mổ
Các mẹ đều hạn chế vận động vì lo sợ ảnh hưởng vết mổ, nhưng mẹ cần biết rằng việc tập đi lại, vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết. Vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế nhất trường hợp viêm tắc tĩnh mạch.
Tìm hiểu thêm: Ra máu màu nâu khi mang thai là do đâu?
Vận động an toàn và đúng cách cho mẹ sau sinh mổ
Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe của mình, mẹ sau sinh nên tham gia luyện tập một cách khoa học để sức khỏe ổn định trở lại, cũng như lấy được vóc dáng mong muốn. Một số bài tập aerobic, yoga nhẹ nhàng cho cơ bụng giành cho mẹ sau sinh cũng hiệu quả bất ngờ.
Vệ sinh cho mẹ sau sinh mổ
Việc vệ sinh sau sinh mổ vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo cơ thể được sạch sẽ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi cho mẹ sau sinh. Nhưng cần lưu ý việc vệ sinh cá nhân cũng cần đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu như: Mẹ được tắm toàn thân sau sinh khoảng 3 – 4 ngày, tuy nhiên nên tắm nhanh, thời gian tắm mỗi lần 5-7 phút, không nên tắm bồn, ngâm mình quá lâu trong nước. Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh cá nhân, cần hết sức cẩn trọng với vết mổ để tránh trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm tới sức khỏe người mẹ.
>>>>>Xem thêm: Thai to, mẹ đi sinh mừng hay lo?
Vệ sinh đúng cách và an toàn cho mẹ sau sinh
Lưu ý sau giai đoạn lành vết mổ
Không được chủ quan về vết mổ sau sinh bởi rất nhiều nhân tố khách quan có thể gây ra những nguy hiểm không đáng có cho sản phụ. Chẳng hạn, khói thuốc lá làm cho những sản phụ sinh mổ gây co giãn mạch máu ở ngoại vi, giảm oxy đến mô… Hơn nữa, nếu mẹ sau sinh mổ mắc một trong các chứng bệnh về gan, thận sẽ khó lành vết thương hơn những người khỏe mạnh.
Trên là 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết trước và sau khi sinh. Hi vọng với những chia sẻ mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn và gia đình bạn.
Xem thêm
>> Sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ?
> Sinh mổ có được ăn mít không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.