Cận thị là bệnh về mắt phổ biến ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên hay dân văn phòng sử dụng máy tính thường xuyên. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tính đến năm 2050, ước tính khoảng 50% dân số Thế giới có thể mắc cận thị. Việc lựa chọn kính cận phù hợp là vô cùng cần thiết với người cận thị để giúp mắt nhìn rõ và tránh tăng độ cận. Cùng tìm hiểu về bệnh cận thị và địa chỉ cắt kính cận uy tín tại Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Gợi ý địa chỉ cắt kính cận uy tín tại Hà Nội
1. Tìm hiểu về bệnh cận thị
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt nhiều người mắc phải, kể cả ở trẻ em và người trưởng thành. Khi bị cận thị, bạn chỉ có thể nhìn chữ hoặc các đồ vật ở cự ly gần và khó khăn khi nhìn xa. Hình ảnh quan sát được ở mắt người bị cận sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc như bình thường. Do đó, để nhìn các vật ở xa, người bị cận sẽ phải nheo mắt.
Cận thị là tật về mắt phổ biến ở nhiều lứa tuổi
2. Những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị
2.1. Các triệu chứng phổ biến của bệnh cận thị
Nếu gặp các dấu hiệu sau đây, bạn hãy đi khám mắt nhé vì rất có thể bạn đã mắc tật cận thị:
– Gặp khó khăn khi đọc chữ, số nhà, biển báo hoặc các vật khác ở xa nhưng có thể nhìn rõ chữ, đồ vật ở gần.
– Thường cần nheo mắt để nhìn đồ vật ở xa.
– Dễ bị mệt mỏi khi lái xe, học tập,… cũng là dấu hiệu mắt bạn có thể bị cận do mắt điều tiết liên tục để nhìn rõ dẫn đến tình trạng nhức mỏi mắt, đau đầu.
– Mắt dễ bị nhạy cảm với nguồn ánh sáng mạnh.
– Thị lực giảm rõ rệt khi trời tối hoặc nơi thiếu ánh sáng.
2.2. Các nguyên nhân khiến mắt bị cận thị
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cận thị, trong đó phải kể đến các nguyên nhân phổ biến như:
– Do trục nhãn cầu của mắt quá dài: Trục nhãn cầu mắt quá dài gây ảnh hưởng đến công suất hội tụ giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến ánh sáng đi vào mắt hội tụ tại trước võng mạc thay vì trên võng mạc.
– Do thủy tinh thể hoặc giác mạc có độ cong quá lớn so với nhãn cầu.
– Do di truyền từ gia đình: Nếu cha mẹ mắc cận thị thì con cái cũng có khả năng dễ bị cận hơn so với bình thường.
– Tư thế ngồi học và làm việc sai: Mắt có thể ngồi quá gần trước máy tính, đọc sách báo hay xem điện thoại ở khoảng cách quá gần,…
Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến cận thị. Bệnh cận thị có thể ban đầu từ cận nhẹ sau đó tiến triển nặng hơn theo thời gian. Do đó, khi gặp các dấu hiệu cận thị, bệnh nhân cần đến thăm khám đo độ cận và cắt kính tại các cơ sở y tế uy tín để việc học tập, sinh hoạt dễ dàng và bảo vệ mắt tránh khỏi nguy cơ tăng độ cận.
3. Các phương pháp chữa tật cận thị
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để giảm độ cận thị hoặc hạn chế tăng số cận. Khi bị cận thị, bạn cần lưu ý xử lý, điều trị sớm để tránh nguy cơ bị đục thủy tinh thể sớm, thoái hóa võng mạc và gặp nhiều vấn đề khác về mắt.
– Các bài tập về mắt giúp cải thiện cận thị:
Những bài tập đơn giản như đảo mắt, nhắm mắt, tập nhìn xa sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mắt và hạn chế tăng độ cận. Không chỉ vậy, các bài tập này còn giúp thư giãn mắt và giảm đau mỏi mắt.
– Cân bằng thời gian học tập và làm việc:
Thời gian làm việc, học tập kéo dài và bất hợp lý cũng khiến độ cận tăng nhanh chóng. Do đó, bạn cần lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi khoa học để mắt có thời gian nghỉ, tránh bị nhức mỏi.
– Đeo kính cận:
Đeo kính cận với số kính phù hợp cũng là cách giúp ổn định độ cận thị, tránh bệnh tiến triển xấu hơn. Bạn cần đi thăm khám để cắt kính mắt phù hợp và cần kiểm tra, điều chỉnh tròng kính thường xuyên để thích hợp với độ cận của mắt. Khi chọn tròng kính nên chọn loại có độ chiết suất cao để kính mỏng, nhẹ và có thể chọn thêm tính năng như tròng kính chống bụi, chống nước, chống tia UV,…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?
Đeo kính cận là cách khắc phục những bất tiện của bệnh cận thị
– Đeo kính áp tròng Ortho K giúp điều chỉnh giác mạc
Ortho-K là một cách điều chỉnh tật khúc xạ phổ biến mà không cần phải phẫu thuật. Người bệnh sẽ đeo kính áp tròng cứng vào ban đêm giúp điều chỉnh giác mạc trong khi ngủ. Kính này sẽ giúp định hình giác mạc tạm thời ở hình dạng mới để bạn nhìn rõ vật mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng cho người cận thị.
3. Gợi ý địa chỉ cắt kính cận uy tín tại Hà Nội
TCI là địa chỉ cắt kính cận được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi những lợi ích vượt trội đem đến cho khách hàng.
– Đội ngũ bác sĩ tại TCI tận tâm, giàu chuyên môn:
Các bác sĩ giàu năm kinh nghiệm tại chuyên khoa Mắt – chuyên khoa mũi nhọn của TCI sẽ trực tiếp thăm khám, đo độ cận và điều trị các vấn đề về mắt cho bệnh nhân.
– Hệ thống trang thiết bị khám mắt tân tiến:
Trang thiết bị tại TCI được nhập khẩu 100% từ các quốc gia có nền y học phát triển giúp việc phát hiện và chẩn đoán bệnh hiệu quả và chính xác hơn.
– Quy trình khám bệnh đầy đủ các bước:
Các bác sĩ tại TCI thực hiện đủ quy trình khám bệnh giúp xác định chính xác độ cận và các vấn đề khác của mắt để có phương án xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe đôi mắt tối ưu.
– Đa dạng các loại kính mắt:
Quầy kính TCI sở hữu các mẫu gọng kính, tròng kính đa dạng, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Gọng kính nhiều chất liệu như nhựa, kim loại,…Tròng kính có độ chiết suất cao và có nhiều tính năng như chống nước, chống bụi, tia UV,…
– Kính có nguồn gốc từ các thương hiệu uy tín:
Các dòng kính mắt của TCI đều nhập khẩu đến từ các thương hiệu danh tiếng và có tem chống hàng giả từ Bộ Công An.
– Chế độ bảo hành 12 tháng:
TCI có chính sách bảo hành rõ ràng đến 12 tháng, miễn phí nắn chỉnh gọng kính, thay đệm mũi,…
– Không gian khám bệnh tại TCI rộng rãi, đầy đủ tiện nghi:
Không gian bệnh viện rộng rãi, cơ sở vật chất tiện nghi giúp người bệnh có tâm lý thoải mái thăm khám và hài lòng hơn.
>>>>>Xem thêm: Đừng quên chớp mắt… khói, bụi, ánh nắng, tia xạ từ
TCI là địa chỉ cắt kính cận uy tín tại Hà Nội
Tại TCI, bạn có thể chủ động đặt lịch khám tại nhà để giảm thiểu thời gian xếp hàng và tiết kiệm thời gian khám.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cận thị và địa chỉ đo và cắt kinh cận uy tín. Để được giải đáp thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám, Quý khách vui lòng liên hệ với TCI để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.