Có nhiều thắc mắc về sinh mổ bao lâu thì hết đau? Phải làm gì sau sinh sinh mổ? Và những lưu ý sau sinh là gì? Mẹ sinh mổ đừng quá lo lắng về tình trạng bị đau ở vết mổ sau sinh. Vết thương cần một khoảng thời gian để lành lại hẳn. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề mà mẹ đang quan tâm.
Bạn đang đọc: Sinh mổ bao lâu thì hết đau?
- Sinh mổ có được ăn mít không?
- Sinh mổ uống sữa đậu nành được không?
1. Sinh mổ bao lâu thì hết đau?
Sinh mổ là quá trình phẫu thuật mà bác sĩ rạch một đường ở bụng nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Mẹ sẽ được tiêm mũi gây tê màng cứng nên vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, mẹ sẽ cảm thấy cơn đau khá dữ dội ở vết mổ.
Thời gian để vết mổ hết đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vết mổ, cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Thông thường, sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần. Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau. Khoảng 3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành hẳn, lúc này sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết mổ đau kéo dài tới 6 tháng hoặc thậm chí 1,5 năm. Tuy nhiên, nếu mẹ có cơ địa tốt hay chăm sóc vết mổ cẩn thận sẽ giảm thời gian hồi phục, vết thương nhanh lành hơn.
Sinh mổ ở bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
2. Phải làm gì sau sinh mổ để bớt đau?
Sau sinh mổ mẹ sẽ cảm thấy đau đớn tại vết mổ, việc vệ sinh hay đi lại đều trở nên khó khăn hơn. Vì thế mẹ cần biết một số cách chăm sóc vết thương và làm giảm thiểu mức độ đau do vết thương gây ra.
Mặc quần áo rộng để tránh sự cọ xát lên vết thương.
Sử dụng nước ấm để vệ sinh, sau đó dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương.
Ăn nhiều rau xanh để giúp tránh táo bón. Khi mẹ bị táo bón rất dễ làm rách vết khâu khi chưa lành.
Thay băng vệ sinh từ 3-4 giờ/ lần khi còn sản dịch và trong những ngày có kinh nguyệt để đảm bảo sạch sẽ vùng kín.
Đi lại nhẹ nhàng từng bước để giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp giảm sưng và mau lành vết khâu.
Giữ vệ sinh vùng kín sau sinh mổ
3. Những lưu ý sau sinh mổ
3.1. Chăm sóc vết mổ
Sau sinh mổ, mẹ cần giữ gìn cho vết mổ thật cẩn thận. Vì nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không làm vệ sinh vết thương, sẽ gây nhiễm trùng, khó điều trị và đau đớn hơn. Mẹ nên làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc an toàn cho vết thương.
3.2. Chế độ ăn uống
Mẹ lưu ý rằng 6 tiếng sau khi mổ, mẹ không nên ăn uống bất cứ thứ gì vì thời gian này chức năng đường ruột bị hạn chế, đường ruột ứ đọng nhiều khí. Sau khi đào thải lượng khí ra ngoài, mẹ có thể bắt đầu ăn uống lại. Mẹ nên chọn những thức ăn mềm, lỏng để cơ thể dễ hấp thụ.
Sau khi mẹ cảm thấy cơ thể dần phục hồi, hãy chú ý bổ sung thêm các vitamin A, B, C trong các bữa ăn hàng ngày. Những khoáng chất và vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về quy trình tầm soát ung thư phổi để bớt lo lắng
Mẹ nên ăn cháo sau sinh mổ để dễ tiêu
3.3. Vận động nhẹ nhàng
Sau sinh mổ, mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học và các bài luyện tập nhẹ nhàng. Vận động nhẹ nhàng góp phần vào quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ.
>>>>>Xem thêm: Trồng răng sứ bao nhiêu tiền và các yếu tố tác động
Mẹ nên vận động nhẹ nhàng sau khi sức khỏe đã hồi phục
3.4. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 tuần
Chị em nên đợi khoảng ít nhất 6 tuần mới nên quan hệ trở lại vì đó là thời gian trung bình để cơ thể hồi phục trở lại. Lưu ý khi mới quan hệ lại cũng nên bắt đầu nhẹ nhàng và lựa chọn những tư thế để chị em có thể chủ động, tránh tác động lực vào vết mổ.
Sinh mổ bao lâu thì hết đau? Như vậy việc sinh mổ bao lâu hết đau còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và việc vận động phù hợp để rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh mổ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn miễn phí. Chúc chị em mạnh khỏe và bé yêu mau lớn!
Xem thêm
>> Đẻ mổ sau bao lâu thì hết sản dịch
> Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.