Sinh thường là gì?

Sinh thường là hình thức sinh nở được áp dụng từ bao đời nay và cho đến nay vẫn là sự lựa chọn của nhiều chị em bởi những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Vậy sinh thường là gì, có ưu điểm gì so với sinh mổ? Hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn.

Bạn đang đọc: Sinh thường là gì?

1. Sinh thường là gì?

Sinh thường là hình thức sinh mà em bé trải qua một cuộc vận động theo đường ống sinh của người mẹ để chui ra ngoài. Cuộc vượt cạn sinh thường được tính từ lúc bắt đầu có hiện tượng chuyển dạ với các dấu hiệu có thể có như ra huyết hồng, đau bụng, cổ tử cung mở, vỡ ối… cho tới khi em bé được đưa ra ngoài và bác sĩ tiến hành khâu vết rạch tầng sinh môn,vệ sinh cho mẹ.

Sinh thường là gì?

Sinh thường là hình thức sinh qua ngả âm đạo.

2. Lợi ích của sinh thường

Sinh thường là gì? Là biện pháp sinh gần với tự nhiên mà trong điều kiện sức khỏe mẹ ổn định, thai kì phát triển thuận lợi, bác sĩ khuyên nên ưu tiên lựa chọn hình thức này bởi những lợi ích mang lại như:

Thời gian bình phục ngắn: Hiện nay, đa phần các ca sinh thường đều có sự can thiệp của kĩ thuật rạch tầng sinh môn giúp em bé ra đời dễ dàng hơn và tránh các vết rách to, mất thẩm mỹ khi mẹ cố rặn. Tuy nhiên chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày để vết khâu sau sinh thường liền lại và lành hẳn sau khoảng một tháng, đây cũng là thời điểm sản dịch được đẩy ra hết và tử cung co hồi hoàn toàn, mẹ có thể trở lại với sinh hoạt bình thường.

Mẹ sinh thường cần ít sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh, giảm đau,… hơn so với sinh mổ nên cơ thể chịu ít tác động hơn, không lo ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.

Phương pháp sinh thường không tác động tới cấu trúc tử cung và thành bụng, thời gian hồi phục ngắn, do đó không ảnh hưởng nhiều tới lần sinh tiếp theo, mẹ cũng không cần phải lo lắng về sức khỏe trong trường hợp mang thai trở lại sớm hơn so với dự định.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung

Sinh thường là gì?

Sinh thường mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

Em bé sinh thường được thừa hưởng các vi khuẩn có lợi từ đường ống sinh. Bên cạnh đó trải qua cuộc vận động qua đường âm đạo cũng giúp tống hết dịch ối ra khỏi phổi và họng. Do đó em bé sinh thường ít gặp các vấn đề về đường tiêu hóa hơn so với sinh mổ.

Phương pháp sinh thường thao tác đơn giản hơn sinh mổ và không cần nhiều sự hỗ trợ từ các trang thiết bị y tế, thời gian lưu viện sau sinh ngắn hơn do đó chi phí cho một cuộc sinh thường thấp hơn nhiều so với sinh mổ.

3. Những trường hợp nào không nên sinh thường?

Sinh thường là gì? Mặc dù phương pháp sinh này mang đến nhiều lợi ích, nhưng trong một số trường hợp sau các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sinh thường để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:

Mẹ đã từng sinh mổ 2 lần trở lên hoặc trải qua lần sinh mổ trước đó mà khoảng cách dưới 4 năm, sinh thường có thể dẫn đến nguy cơ bị nứt vỡ tử cung.

Mẹ có vấn đề về sức khỏe như: Bị tiền sản giật, cao huyết áp, bị bệnh nhiễm trùng, các bệnh truyền nhiễm như HIV, …

Gặp các vấn đề về thai nhi như: Nhau quấn cổ, nhau bong non, kích thước thai quá lớn, đa thai, thai bị dị tật…

Sinh thường là gì?

>>>>>Xem thêm: Nước tiểu màu xanh là bệnh gì? tìm hiểu nguyên nhân

Một số trường hợp có vấn đề về sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo không nên sinh thường.

Nếu có các biến chứng trong quá trình chuyển dạ như: Thai nhi bị ngạt, bị mắc kẹt, mẹ bị mất sức khi chuyển dạ, cổ tử cung không mở, cơn co dừng đột ngột… thì cũng cần phải chuyển sang sinh mổ ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Bài viết về sinh thường là gì? Hi vọng đã cung cấp đến bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Tổng đài Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *