Có mấy loại tròng kính cận? Điểm nổi bật của từng loại

Có mấy loại tròng kính cận là thắc mắc của không ít người. Để có thể biết được trên thị trường hiện nay có những loại tròng nào nào và đặc điểm của mỗi loại như thế nào, hãy cùng TCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Có mấy loại tròng kính cận? Điểm nổi bật của từng loại

1. Các loại tròng kính cận phổ biến trên thị trường

Tròng kính cận là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho những người mắc phải vấn đề cận thị. Với sự tiến bộ của công nghệ, tròng kính cận ngày càng được cải tiến, mang lại sự thoải mái và chất lượng thị lực tốt hơn cho người dùng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tròng kính cận được tích hợp nhiều tính năng khác nhau đáp ứng nhu cầu và sở thích của từng người.

1.1 Kính cận đơn tròng

Kính đơn tròng là một sản phẩm đơn giản với một tròng và một chức năng duy nhất. Đây là một loại kính phù hợp cho người mắc các vấn đề thị lực như cận, viễn và loạn thị. Nhờ tính đơn giản nhưng vẫn tinh tế, kính đơn tròng được rất nhiều người biết đến và lựa chọn. Đặc biệt, đối với những người bị cận với độ cận nhẹ và không cần sử dụng kính mắt thường xuyên, loại kính này rất phù hợp vì giá thành hợp lý và tiện lợi.

Có mấy loại tròng kính cận? Điểm nổi bật của từng loại

Mỗi loại tròng kính cận sẽ mang lại công dụng và trải nghiệm riêng

Với một tròng duy nhất, người dùng có thể dễ dàng thích nghi với việc sử dụng kính này và không gặp phải những vấn đề phức tạp trong việc điều chỉnh thị lực.

1.2 Kính cận đa tròng, đa tiêu cự

Là một loại kính được thiết kế để giúp người dùng có thể nhìn thấy rõ hình ảnh ở cả khoảng cách gần và xa. Với chức năng và cấu tạo này, kính đa tròng mang lại sự thuận tiện và linh hoạt trong việc nhìn và tập trung vào các hoạt động hàng ngày ở nhiều khoảng cách khác nhau. Người dùng có thể trải nghiệm một trải nghiệm thị lực toàn diện và không cần phải dùng nhiều loại kính khác nhau. Đặc biệt, sản phẩm này phù hợp cho người lớn tuổi hoặc những người mắc các vấn đề khúc xạ khác nhau.

Kính đa tròng được chia thành ba vùng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu nhìn của người dùng:

Vùng trên kính: Vùng này được thiết kế để hỗ trợ nhìn ở khoảng cách xa.

Vùng giữa kính: Hỗ trợ nhìn ở khoảng cách tầm trung, như đọc sách hoặc sử dụng máy tính.

Vùng đáy kính: Được thiết kế để hỗ trợ nhìn ở khoảng cách gần, chẳng hạn như đọc sách, viết, hoặc xem điện thoại di động.

1.3 Tròng kính cận đổi màu

Đây là loại tròng kính được tích hợp 2 tính năng cho phép người bị cận có thể sử dụng để bảo vệ mắt khỏi tia UV, lại hợp thời trang. Loại tròng này sẽ đổi màu dựa theo cường độ ánh nắng, trong veo trong môi trường ánh sáng trong nhà và đổi màu sang xám, xanh xám khi gặp ánh nắng mặt trời.

1.4 Tròng kính cận siêu mỏng

Thuộc dòng cao cấp hiện nay, tròng kính cận siêu mỏng được làm từ những chất liệu có chỉ số chiết suất và khả năng khúc xạ ánh sáng ở mức cao. Đặc biệt phù hợp với những người bị cận thị nặng phải mang cặp kính dày cộm.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những phương pháp điều trị đau mắt hột hiệu quả

Có mấy loại tròng kính cận? Điểm nổi bật của từng loại

Tròng kính có chiết suất càng lớn thì giá thành càng cao

Với đặc tính mỏng, nhẹ, có tính thẩm mỹ cao, tròng kính cận siêu mỏng gia tăng độ bền, hạn chế bám bụi và chống được tia UV…

1.5 Tròng kính cận phân cực

Đây là loại tròng được phủ một lớp chống chói tốt, ngăn chặn sự phản chiếu ánh sáng từ các bề mặt phẳng, như mặt đường, mặt biển gây ảnh hưởng đến mắt. Chất lượng hình ảnh qua tròng kính phân cực cũng sẽ chân thực và rõ nét. Tròng kính phân cực rất thích hợp khi đang tham gia các hoạt động ngoài trời, lái xe trên đường, du lịch bãi biển, đi trên tàu thuyền hoặc sau khi phẫu thuật mắt.

1.6 Tròng kính cận tráng gương

Đây là dòng sản phẩm thích hợp cho những người có đôi mắt nhạy cảm, thường xuyên hoạt động ngoài trời nắng gắt. Tròng kính cận được bao phủ một lớp gương có tác dụng giảm lượng ánh sáng chiếu vào mắt mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh rõ nét. Điểm nhấn của tròng kính cận tráng gương chính là người đối diện không thể nhìn xuyên qua đôi mắt bạn. Với kiểu dáng và màu sắc đa dạng và lôi cuốn, đây là loại tròng kính giúp mang đến sự trẻ trung, đáp ứng thị hiếu thời trang cũng như làm nổi bật khuôn mặt của bạn.

2. Công nghệ phủ được tích hợp trên tròng kính cận

Với công nghệ ngày càng được nâng cao, các tính năng của tròng kính cận không còn đơn thuần đến từ chất liệu mà thay vào đó còn có các công nghệ tạo nên lớp phủ trên bề mặt kính. Mỗi lớp phủ sẽ có các tác dụng khác nhau được tích hợp lên tròng kính đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.

Có mấy loại tròng kính cận? Điểm nổi bật của từng loại

>>>>>Xem thêm: Bệnh phù hoàng điểm là gì, có nguy hiểm không?

Tại quầy kính TCI, bạn sẽ được kiểm tra thị lực và khám mắt trước khi chọn tròng kính cận

Các lớp phủ phổ biến trên tròng kính cận có tác dụng:

– Lớp phủ chống chói/ chống phản xạ

– Lớp phủ chống tia cực tím/ chống tia UV

– Lớp chống trầy xước/ lớp tráng tăng độ cứng

– Lớp chống bám nước

– Lớp màu

– Lớp chống tĩnh điện

– Lớp phủ chống ánh sáng xanh

3. Một số tiêu chí để chọn tròng kính cận tốt

– Hiểu rõ tình trạng mắt và nhu cầu sử dụng: Bạn có thể thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua tròng kính. Việc đánh giá sẽ cho kết quả các chỉ số chính xác, dựa vào đó để bạn chọn được loai tròng phù hợp nhất với tình trạng mắt của bạn.

– Kích thước tròng kính: Nên chọn tròng kích thước phù hợp với khuôn mặt, tương xứng với phần gọng và đảm bảo là phủ được toàn bộ vùng xung quanh mắt để bảo vệ mắt được tốt hơn.

– Chống tia UV 100%: Đây là tiêu chí quan trọng và cần thiết để tránh được các bệnh lý về mắt, đặc biệt là với tính chất thời tiết ở nước ta luôn nắng gay gắt.

– Nguồn gốc xuất xứ: Chọn tròng kính cận cần chọn của các thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn kính ở các cơ sở uy tín, có chuyên gia tư vấn. Điều này giúp bạn tránh được những loại kém chất lượng gây ảnh hưởng đến mắt, đồng thời còn được tư vấn để chọn được tròng kính cận phù hợp.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp có mấy loại tròng kính cận trên thị trường hiện nay cũng như biết được tính năng của mỗi loại. Nếu như còn thắc mắc nào về tròng kính cận, vui lòng liên hệ với quầy kính TCI để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *