Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

Bong rách võng mạc là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới mù lòa. Vậy nên hãy cảnh giác trước những dấu hiệu rách võng mạc. Những dấu hiệu đó là gì, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

1. Tìm hiểu về rách võng mạc

Võng mạc (hay đáy mắt) chính là lớp màng thần kinh nằm trong cùng của nhãn cầu. Nó có độ dày khoảng 0.4mm với chức năng tiếp nhận ánh sáng hội tụ từ giác mạc và thủy tinh thể.
Nhờ các phản ứng sinh hóa mà võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu và gửi về não. Từ đó, não bộ sẽ khiến chúng ta ý thức được hình ảnh vừa nhìn thấy.

Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

Hình ảnh rách võng mạc (minh họa)

Rách võng mạc là tình trạng xuất hiện các vết rách ngay lớp mô thần kinh võng mạc. Đồng thời, võng mạc có thể bị bong ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, dịch trong mắt bắt đầu tràn xuống võng mạc và làm nó dần tách ra khỏi chỗ ban đầu và không được nuôi dưỡng. Kết quả là người bệnh nhìn bị hơi mờ, thậm chí mù lòa nếu phát hiện muộn ngoài khoảng thời gian 24 giờ đến 72 giờ.

Đừng chủ quan trước những vết rách nhỏ ở võng mạc bởi chúng có thể gây bong võng mạc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.

2. Nguyên nhân nào làm rách võng mạc?

Tình trạng rách võng mạc này chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm đối tượng có độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, không vì thế mà không xảy ra ở các lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, rách võng mạc cũng ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn là với chị em phụ nữ.

Một số nguyên nhân gây rách võng mạc có thể kể đến như sau:

– Có thể do có các vết rách hoặc lỗ ở lớp thần kinh cảm thụ.

– Đến từ sự ảnh hưởng của bệnh lý khác như bệnh lý về màng bồ đào, hay võng mạc, dịch kính và các rối loạn gây viêm.

– Nguyên nhân còn đến từ chấn thương hoặc hậu phẫu thuật mắt như thay đục thủy tinh thể, cắt dịch kính.

Ngoài ra, một số đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cao bị rách võng mạc đó là những người:

– Bị cận thị nặng có khả năng bị rách võng mạc cao hơn.

– Người từng bị tình trạng này hoặc di truyền do có người thân từng gặp phải tình trạng rách/bong võng mạc.

– Người trước đó đã từng trải qua một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật mắt.

– Người có bệnh lý về mắt như đang bị thoái hóa võng mạc chu biên, viêm màng bồ đào, võng mạc đái tháo đường,…

– Người từng bị chấn thương ở mắt, chấn thương do có vết xước lớn xuyên nhãn cầu hoặc do va đập.

– Người bị bệnh tiểu đường hoặc tuổi tác đã cao cũng có nguy cơ rách võng mạc.

– Ở đối tượng trẻ em, phần lớn do đã bị các tật bẩm sinh của dịch kính, hay cận thị nặng từ bẩm sinh.

3. Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

Nhiều người chủ quan trước những dấu hiệu rách võng mạc và đôi khi không hề hay biết. Vậy những dấu hiệu có thể xuất hiện khi bạn bị rách/bong võng mạc là:

– Đột nhiên nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy (kiểu chớp sáng) ở góc mắt.

– Đôi khi có thể xuất hiện dấu chấm đen bay quanh trước mắt. Có trường hợp còn thấy mờ mờ một màng đen bao phủ ngay phía trước mắt.

– Một hoặc 2 mắt nhìn bị nhòe và bị mờ đi đáng kể.

– Bị hơi loá mắt, khó nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng mắt nổi hột và ngứa, chớ coi thường!

Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

Dấu hiệu rách võng mạc có thể khó phát hiện (hình minh họa)

Tuy nhiên, điều đáng lo là có một số trường hợp rách võng mạc không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

4. Có những cách gì để điều trị rách võng mạc?

Điều trị rách võng mạc ở tình trạng nhẹ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị rách võng mạc ở mức nặng vẫn có cách xử lý. Một số cách điều trị rách võng mạc có thể kể đến như:

4.1 Điều trị bằng laser quang đông võng mạc

Phương pháp này sẽ sử dụng laser giúp tạo mô sẹo xung quanh vết rách. Sau đó, làm cho vùng võng mạc bị rách gắn lại vào đáy mắt. Sau phẫu thuật vài ngày là vết rách võng mạc có thể lành lại. Bạn chỉ việc kiểm soát tốt dịch kính không chảy qua chỗ rách. Điều đó sẽ giúp tránh bị bong võng mạc trong tương lai.

4.2. Điều trị bằng thủ thuật làm lạnh cường độ cao (hay cryotherapy)

Thủ thuật làm lạnh cường độ cao (cryotherapy) sẽ dùng một dụng cụ y tế cực lạnh có tác dụng làm đông lạnh mô. Tương tự như điều trị bằng laser quang đông võng mạc, mục tiêu của cryotherapy cũng vậy. Cả hai đều sẽ tạo ra một vết sẹo quanh chỗ rách võng mạc. Mục đích nhằm ngăn không cho chất lỏng bất kỳ lọt qua vết rách, gây bong võng mạc.

Cả hai phương pháp điều trị trên đều an toàn và khá hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp rách võng mạc nào cũng cần phẫu thuật. Và sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể tái lại và phát triển cách vết rách võng mạc khác.

Đừng chủ quan mà hãy theo dõi, lên lịch khám mắt định kỳ cũng như đến cơ sở y tế gần nhất để khám khi có triệu chứng bạn nhé.

5. Phòng ngừa rách võng mạc như nào?

Rách võng mạc nguy hiểm là vậy, bạn cũng đã biết được dấu hiệu rách võng mạc. Vậy liệu có cách nào để phòng ngừa hay không? Một số cách phòng rách võng mạc bạn có thể tham khảo như sau:

– Hãy đi khám mắt định kỳ, ít nhất khoảng mỗi năm 1 lần. Nếu bạn là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao có khả năng bị rách võng mạc thì cần đi khám ít nhất 6 tháng /1 lần. Đặc biệt, khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần rất thích hợp nếu bạn bị cận thị, loạn thị và viễn thị.

Cảnh giác trước dấu hiệu rách võng mạc

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến mắt mờ sau mổ Phaco

Khám mắt định kỳ tại TCI được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa (minh họa)

– Phải đeo kính bảo hộ khi tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc phải làm các công việc đặc thù có sự nguy hiểm.

– Nếu bạn đang bị tiểu đường thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để biết cách kiểm soát lượng đường trong máu.

– Chỉ cần có bất cứ triệu chứng khác thường nào xuất hiện ở mắt, bạn cần nhanh chóng đi khám ngay.

– Vấn đề dinh dưỡng là điều mọi người dễ bỏ qua nhất vì cho rằng nó không quan trọng. Tuy nhiên, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý sẽ giúp thị lực của bạn tốt hơn, hạn chế bong, rách võng mạc.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cảnh giác hơn trước dấu hiệu rách võng mạc để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy nghi ngờ bị rách võng mạc, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn sớm nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *