Dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan

Thông thường, lác mắt rất hay gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện 2 mắt không cùng nhìn về một điểm. Nếu phát hiện và điều trị lác mắt sớm có thể cải thiện bệnh đáng kể. Nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan sẽ giúp điều trị hiệu quả và ít gây ảnh hưởng thị lực.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan

1. Tại sao bé bị bệnh lác mắt?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lác mắt là do sự khác biệt về phần cơ xung quanh mắt mỗi người. Mỗi một bên mắt hoạt động bằng cách nhìn tập trung vào một điểm hoặc một vật nhất định nhờ vào 6 cơ xung quanh mắt. Khi một số cơ này gặp trục trặc hoặc phối hợp không ăn ý sẽ làm mắt không nhìn được như mong muốn.

Do vậy mà cố gắng tập trung nhìn một điểm nhưng thực tế hai mắt lại nhìn theo 2 hướng khác nhau. Bệnh lác mắt có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do bẩm sinh. Đôi khi lác mắt đến từ ảnh hưởng bệnh lý mắt, biến chứng khác,…

Dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan

Mắt trẻ bị lác sẽ nhìn hai hướng khác nhau (hình minh họa)

Ở người trưởng thành, lác mắt chủ yếu do biến chứng từ các bệnh mạn tính để lại. Cụ thể như bệnh huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, chấn thương mắt… Những yếu tố có thẻ làm tăng nguy cơ bé bị lác mắt bao gồm:

– Bé bị mắc các tật khúc xạ trước đó (loạn/cận/viễn).

– Bé bị lác do tiền sử gia đình từng có người mắc.

– Bé bị lác do hội chứng liên quan: Bại não, hội chứng Down, chấn thương,…

2. Dấu hiệu bé bị lác mắt là gì?

Dấu hiệu bé bị lác mắt là gì và liệu có dễ nhận biết? Có thể nhận biết dấu hiệu ở người lác mắt qua cách nhìn mọi vật của họ. Phụ huynh cần chú ý quan sát nhất là ở trẻ nhỏ. Triệu chứng nổi bật nhất của lác mắt là khi nhìn vào một vật, mắt bé không cùng tập trung như bình thường thay vào đó là nhìn sang 2 hướng khác nhau. Chính điều này khiến người bị lác mắt gặp khó khăn khi nhìn. Thậm chí, đôi khi phải nghiêng đầu để nhìn chính xác hơn mọi vật.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để phòng tránh bong võng mạc tái phát?

Dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan

Dấu hiệu bé bị lác mắt (hình minh họa)

Bên cạnh đó, bé bị lác mắt cũng có thể gặp tình trạng nhìn đôi. Tức là hình ảnh 2 mắt nhận được không giống nhau do 2 bên mắt không tập trung. Khi bộ não tiếp nhận đồng thời 2 tín hiệu khác nhau từ 2 mắt sẽ khiến trẻ thấy như có 2 lớp hình ảnh song song lệch nhau.

2.1 Để kiểm tra đơn giản trẻ có bị lác mắt không, có thể kiểm tra như sau:

– Yêu cầu trẻ ngồi đối diện và nhìn thẳng vào mắt bạn. Khi đó quan sát hoạt động của hai mắt của bé khi nhìn. Nếu bạn thấy hai mắt không đối xứng hoặc cố gắng cũng không để đối xứng khi cố nhìn tập trung thì có thể trẻ đã bị lác mắt.

– Với bé còn quá nhỏ, rất khó để yêu cầu bé ngồi yên, nhìn thẳng vào bạn. Vì thế bạn có thể quan sát bằng cách đưa bé món đồ chơi mà bé rất thích. Khi thấy bé tập trung nhìn vào món đồ chơi, hai mắt bé mà lệch nhau thì nguy cơ cao bị lác mắt.

Thực tế, có nhiều người bị lác mắt nhưng không nhận ra mình bị bệnh. Cũng bởi họ luôn có thói quen nhìn nghiêng đầu để làm giảm tình trạng nhìn đôi do 2 mắt không đồng nhất. Bên cạnh đó, còn có trường hợp lác mức độ nhẹ, lác không rõ hoặc lác ẩn rất khó phát hiện. Nếu bạn nghi ngờ bé bị lác mắt, hãy đưa bé đến trực tiếp bệnh viện để chẩn đoán chính xác. Khi đó, bạn sẽ biết con bạn có bị lác mắt thực sự hay không.

3. Khi nào cần đưa bé bị mắt lác đến bác sĩ?

Khi thấy con có dấu hiệu nghi ngờ lác mắt, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện uy tín khám mắt ngay. Nhất là đối tượng trẻ sơ sinh, ba mẹ lại càng phải chú ý hơn mới phát hiện được lác mắt.

Mắt bé khi bị lé không chỉ là một vấn đề nhỏ về thẩm mỹ mà thị giác của bé cũng có thể bị đe dọa. Chẳng hạn như theo thời gian, mắt nhìn thẳng chiếm ưu thế hơn dù có thể bù đắp cho bên mắt bị lác nhưng về lâu dài có thể dẫn đến giảm thị lực. Khi não vô tình bỏ qua những tín hiệu thị giác ở bên mắt bị lác dẫn đến nhược thị.

Dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan

>>>>>Xem thêm: Địa chỉ tin cậy để khám mắt cho trẻ – Thu Cúc TCI

Khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện mắt lác ở trẻ (minh họa)

Hầu hết, các bé được chẩn đoán lác mắt trong độ tuổi 1-4 tuổi và nên càng sớm càng tốt. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị lác mắt như kính, miếng dán, phẫu thuật,…

4. Các cách điều trị mắt lác ở bé

Các cách để điều trị cho bé bị mắt lác nhẹ bao gồm:

– Sử dụng kính đeo mắt để điều chỉnh thị lực cho bên mắt yếu hơn. Đôi khi cũng để chủ động làm giảm thị lực ở bên mắt tốt hơn. Kết quả là bên mắt yếu hơn buộc phải tăng cường thị lực để bù đắp.

– Sử dụng miếng che mắt đối với bên mắt bình thường của bé. Điều này buộc bé phải sử dụng mắt yếu hơn để nhìn mọi vật. Mục đích của cách này là để tăng cường hơn các cơ vòng mắt bên mắt yếu hơn. Từ đó giúp mắt lác điều chỉnh thị lực.

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt cho bé lác mắt. Đây là một lựa chọn tốt nếu bé không muốn đeo miếng che mắt.

Riêng các trường hợp trẻ sơ sinh mắt lác nghiêm trọng hơn, cách điều trị sẽ bao gồm:

4.1 Phẫu thuật lác mắt ở bé

Khi bé phẫu thuật lác mắt sẽ được gây mê toàn thân. Lúc đó, các cơ mắt được bác sĩ thắt chặt hoặc có thể thả lỏng ra để điều chỉnh mắt. Sau phẫu thuật, bé có thể phải đeo miếng che mắt và nhỏ mắt. Tuy nhiên việc này chỉ diễn ra vài ngày để mắt bé được đảm bảo hồi phục tốt hơn.

Những bé lác nặng và thường xuyên sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật hơn những trẻ bị lác nhẹ. Một số trường hợp bác sĩ phẫu thuật có thể dùng chỉ khâu điều chỉnh được. Mục đích giúp sau phẫu thuật mắt lác cho bé có thể chỉnh hướng mắt.

2. Tiêm botox trị lác mắt cho bé

Cách này bác sĩ sẽ tiêm Botox vào cơ mắt để làm nó yếu đi giúp nhãn cầu có thể chỉnh hướng xoay đúng cách. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cho mắt lác tốt.

Tóm lại, phụ huynh cần sớm nhận biết trẻ bị lác mắt để phát hiện và điều trị kịp thời là chìa khóa quan trọng. Nhưng bạn cũng không cần quá căng thẳng bởi một số trẻ sơ sinh bị lé mắt trong vài tháng đầu đời rất phổ biến.

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu bé bị lác mắt và thông tin liên quan trên đây hữu ích với các phụ huynh. Bất cứ khi nào bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *