Răng cửa không chỉ đóng vai trò quan trọng đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm mà còn liên quan rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ. Do đó, khi có chỉ định nhổ răng cửa, nhiều người không tránh khỏi tâm lý lo ngại, e dè.
Bạn đang đọc: Nhổ răng cửa có nguy hiểm hay không?
Vậy trường hợp nào cần nhổ bỏ răng cửa, liệu nhổ răng có gây nguy hiểm gì không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết bạn nhé
1. Trường hợp nào được chỉ định nhổ răng cửa?
Răng cửa hay còn gọi răng số 1 là hai chiếc răng đầu tiên của mỗi hàm. Mặc dù không đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai như răng hàm, tuy nhiên răng cửa lại nắm vai trò tiếp nhận và cắn nhỏ thức ăn trước khi đưa tới răng hàm. Do đó, răng cửa phải khỏe mạnh thì mới đảm bảo phối hợp nhịp nhàng với răng hàm để mang lại hiệu quả ăn nhai tốt.
Trên thực tế, mặc dù nhổ răng không phải chỉ định được ưu tiên trong điều trị các bệnh lý về răng miệng hay cải thiện thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, với một số trường hợp răng cửa gặp vấn đề, không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn mà thậm chí có thể làm thay đổi cả thẩm mỹ cho khuôn mặt thì lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc đến chỉ định nhổ bỏ răng cửa để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra cho khách hàng.
Cụ thể, ở một số trường hợp dưới đây thì chỉ định nhổ bỏ răng cửa là vô cùng cần thiết:
– Răng cửa là răng sữa tính tới thời điểm thay răng, hoặc cần can thiệp nhổ răng để giúp việc thay răng vĩnh viễn trở nên thuận lợi hơn
– Răng cửa bị sâu nặng, cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều và khó có thể bảo tồn
– Tủy bị viêm nhiễm nặng, đã thử điều trị bằng biện pháp khác nhưng không có kết quả
– Chân răng lung lay, dễ có nguy cơ áp xe xương ổ răng
– Người mắc các loại bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng nặng, răng cửa đã bị lung lay mạnh
– Va đập hoặc chấn thương mạnh dẫn đến gãy răng
Tuy nhiên, để xác định chính xác việc có cần nhổ bỏ răng cửa hay không thì bạn cần đến nha khoa để bác sĩ có thể thăm khám và kiểm tra trực tiếp
Nhổ răng cửa là chỉ định cần thiết trong một số trường hợp như răng bị sâu hay viêm nhiễm nặng, khó bảo tồn
2. Nhổ bỏ răng cửa có đau hay không?
Nếu như trước đây, khi nhổ răng cửa và những răng khác, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp thủ công là dùng một dụng cụ làm cho răng lung lay và sau đó dùng kìm nha khoa để nhổ đi toàn bộ phần chân răng và răng. Chính vì vậy, trong quá trình nhổ răng, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Tuy nhiên hiện nay, khách hàng đã có thể an tâm hơn với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm. Do sử dụng đầu máy tác động trực tiếp đến dây chẳng ở xung quanh răng, giúp phần dây dễ dàng bị đứt gãy, khi phân tách ra thành từng phần giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn.
Bên cạnh đó, nhổ răng bằng máy siêu âm cũng không cần phải rạch cắt nướu nên sẽ đảm bảo ít đau, ít chảy máu.
Tìm hiểu thêm: Thử thai vào thời điểm nào là tốt nhất?
Công nghệ nhổ răng siêu âm giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn
3. Nhổ bỏ răng cửa có nguy hiểm không, gây ảnh hưởng không?
Như đã đề cập đến ở trên, nhổ răng không phải là chỉ định ưu tiên khi điều trị các vấn đề về răng miệng. Chỉ khi thực hiện các phương án khác mà không hiệu quả hoặc răng đã hỏng ở mức độ nghiêm trọng thì các bác sĩ mới cân nhắc đến phương pháp nhổ bỏ răng cửa. Nguyên nhân là bởi giống như bất cứ răng nào khác, sau khi nhổ bỏ răng cửa thì khách hàng cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với một số rủi ro như:
– Làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Dù nhổ răng cửa hàm trên hay nhổ răng cửa hàm dưới đều sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi ăn nhai hoặc lực cắn xé thức ăn bị giảm. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, khi thức ăn chạm vào khoảng lợi trống vừa mới nhổ răng cũng sẽ gây đau và tổn thương.
– Gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng
Nếu răng cửa nhổ đi cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của hàm răng, khiến không ít chúng ta trở nên rụt rè, ngại nói, mất tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày.
– Xuất hiện tình trạng tiêu xương do chân răng cửa đã bị nhổ đi khỏi hàm
Ngay sau quá trình nhổ răng, ở một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng tiêu xương chân răng cửa do răng đã bị nhổ ra khỏi hàm. Ngoài ra, nếu bạn không kịp thời trồng răng mới ngay sau khi mất răng sẽ khiến cho các răng còn lại bị xô lệch về phía răng cửa đã mất. Lâu dần có thể làm sai lệch về khớp cắn, khiến cho cấu trúc khuôn mặt cũng bị thay đổi.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng bởi nếu như lựa chọn được địa chỉ nhổ răng an toàn, uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng… thì có thể hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra sau khi nhổ răng. Ngoài ra, ngay khi nhổ răng xong, bác sĩ cũng sẽ tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp để bạn có thể quay trở lại trạng thái ăn nhai bình thường cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng. Cụ thể, sau khi thực hiện nhổ răng cửa, khách hàng có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép implant hoặc làm cầu răng để bù đắp cho răng đã mất đi.
>>>>>Xem thêm: 3 cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả nàng đã biết chưa?
Khách hàng an tâm khi trải nghiệm dịch vụ nhổ răng tại Thu Cúc TCI
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về nhổ răng cửa. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng an toàn, hiệu quả, Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành trình độ cao, giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý những ca nhổ răng phức tạp
– Trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, là trợ thủ đắc lực giúp các bác sĩ “vươn cánh tay dài” về mặt kỹ thuật, đem lại hiệu quả tuyệt đối cho quá trình nhổ răng
– Không gian thăm khám rộng lớn, tiện ích
– Trang bị hệ thống phòng nha vô trùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng đến thăm khám và điều trị
– Điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp, sẵn sàng có mặt 24/24 hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào cần
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.