Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không? 

Trong một số trường hợp, để điều trị các bệnh lý răng miệng thì chúng ta bắt buộc phải nhổ răng cấm hàm trên. Tuy nhiên, bởi răng cấm có kích thước khá lớn cũng như nắm vai trò ăn nhai quan trọng nên khiến nhiều người lo ngại về những ảnh hưởng sau nhổ răng. Vậy nhổ răng cấm ở hàm trên có nguy hiểm hay không, có gây ảnh hưởng gì không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé!

Bạn đang đọc: Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không? 

1. Răng cấm là những răng ở vị trí nào?

Răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng cung hàm, do đó rất nhiều người thường lầm tưởng 2 loại răng này với nhau.

Răng cấm là răng số 6 và răng số 7 tính từ vị trí răng cửa, như vậy là ở mỗi người trưởng thành sẽ có khoảng 8 răng cấm chia đều cho 2 hàm trên và dưới mỗi hàm 4 răng. Những chiếc răng cấm có mặt nhai rộng, thân răng to và đảm nhiệm chức năng chính là nhai, nghiền nát thức ăn. Răng cấm thường mọc vĩnh viễn trong độ tuổi từ 6 đến 8 và sẽ không bao giờ thay răng, do đó, nếu như răng này bị mất đi thì chúng sẽ vĩnh viễn không mọc lại nữa. Đây cũng là lý do vì sao chúng được đặt tên là răng cấm.

Tương tự với các răng khác trên cung hàm, răng cấm bao gồm 3 bộ phận là thân răng, cổ răng, chân răng và bộ 3 lớp là men răng, ngà răng và lớp trong cùng là tủy răng. Đối với răng cấm hàm trên thường có 2 chân, hàm dưới có 3 chân. Ở một số những trường hợp ngoại lệ, răng cấm cũng có nhiều hoặc ít hơn từ 1 đến 2 chân răng.

Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không? 

Răng cấm là răng số 6 và răng số 7 tính từ vị trí răng cửa

2. Trường hợp nào cần nhổ răng cấm hàm trên?

Như đã đề cập đến ở trên, răng cấm là một trong những chiếc răng nắm chức năng ăn nhai quan trọng, nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày từ đó khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bởi mọc ở vị trí khá khuất, lại thường khó vệ sinh nên răng cấm có nguy cơ sâu răng cao. Về lâu dài, không chỉ khiến bạn bị đau nhức răng, suy giảm ăn uống mà còn dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bên cạnh đó, răng cấm cũng dễ gặp phải các vấn đề như: Nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, viêm nha chu, sâu nứt răng, viêm xoang, nghiến răng…

Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên phương án bảo tồn răng với những trường hợp răng bị sâu trong phạm vi có thể can thiệp được.

Tuy nhiên, ở trường hợp răng bị sâu quá nghiêm trọng hoặc răng cấm gặp các vấn đề kể trên thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Do đó, để xác định được chắc chắn mình có cần nhổ răng cấm hay không thì bạn nên đến nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng cụ thể, từ đó xác định được phương hướng điều trị phù hợp.

3. Nhổ bỏ răng cấm ở hàm trên có nguy hiểm không?

Trước hết, răng cấm là răng nắm giữ chức năng ăn nhai quan trọng cũng như nằm ở vị trí nơi tập trung nhiều dây thần kinh, do đó, việc nhổ răng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.

Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng bởi nhổ răng chỉ là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa và sẽ hoàn toàn không nguy hiểm nếu như bạn lựa chọn được địa chỉ thực hiện uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề đảm bảo để ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng như:  Chảy nhiều máu, khó cầm máu, nhiễm trùng sau nhổ răng, đau nhức răng dữ dội.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng như thế nào?

Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không? 

Nhổ răng cấm hàm trên không gây nguy hiểm nếu như được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, có bác sĩ đảm bảo trình độ và chuyên môn

4. Nhổ răng cấm ở hàm trên có ảnh hưởng gì không?

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì nhổ răng cấm không phải là chỉ định ưu tiên bởi ở một số trường hợp sau khi phẫu thuật nhổ răng có thể xuất hiện ảnh hưởng. Trước hết là sau khi nhổ răng, hoạt động ăn nhai sẽ gặp khó khăn, thức ăn không được nhai kỹ làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến các bệnh lý về đường ruột và dạ dày.

Ngoài ra, việc mất răng hàm lâu ngày cũng khiến các răng còn lại có xu hướng xô lệch vào những khoảng răng trống đã bị mất, khi đó, khớp cắn bị sai lệch sẽ dẫn đến các tình trạng đau cơ hàm, đau đầu, đau khớp thái dương hàm…

Bên cạnh đó, cũng giống với những chiếc răng vĩnh viễn khác, răng cấm có vai trò duy trì sự phát triển của xương hàm. Nhưng sau khi nhổ mất răng cấm sẽ làm mất đi lực ăn nhai cũng như gây kích thích xương hàm, xương dần tiêu biến, kèm theo những biến chứng như mất răng, lão hóa sớm hoặc da chảy xệ, già đi trước tuổi.

5. Những lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng cấm ở hàm trên

Thông thường, sau khi nhổ răng cấm, bạn sẽ mất khoảng 5 đến 7 ngày để vết thương lành lại. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng bạn có thể áp dụng để đẩy nhanh tiến độ hồi phục:

– Áp túi chườm đá vào má để giảm sưng, giảm đau

– Cắn bông gạc giúp giảm hiện tượng chảy máu, nên thay bông khoảng từ 30 đến 45 phút/lần cho đến khi thấy máu ngừng chảy

– Tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm của bác sĩ

– Lưu ý đến chế độ ăn uống, không nên ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá dai sẽ tác động không tốt đến vết thương

Nhổ răng cấm hàm trên có nguy hiểm không? 

>>>>>Xem thêm: Cấy que tránh thai uống collagen: Những điều cần biết

Khách hàng trải nghiệm dịch vụ nhổ răng tại Thu Cúc TCI

Nhìn chung, việc nhổ răng cấm hàm trên sẽ được đảm bảo an toàn nếu như bạn lựa chọn được cơ sở thực hiện uy tín, chất lượng. Do đó, hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhổ răng bạn nhé!

Tại Thu Cúc TCI, quy trình nhổ răng đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn bao giờ hết nhờ vào những ưu điểm vượt trội dưới đây:

Đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành trực tiếp thực hiện và theo dõi cả quá trình phẫu thuật nhổ răng

Áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, tân tiến, nhổ răng nhanh chóng, ít gây đau đớn, ít chảy máu và đặc biệt cam kết không gây biến chứng

Dụng cụ nha khoa đảm bảo vô trùng cẩn thận, hệ thống phòng nha vô khuẩn 1 chiều đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng

Điều dưỡng thân thiện, nhiệt tình, chu đáo, hỗ trợ khách hàng mọi thời gian

Không gian thăm khám rộng lớn, tiện nghi và hiện đại

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *