Tìm hiểu về chi phí ortho k hiện nay

Dòng sản phẩm Ortho-K nổi tiếng với khả năng cải thiện tình trạng khúc xạ mắt trong khoảng thời gian cụ thể. Vậy chi phí ortho k hiện nay khoảng bao nhiêu? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về chi phí ortho k ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chi phí ortho k hiện nay

1. Tìm hiểu chung về chi phí ortho K

1.1 Khái niệm

Kính áp tròng Ortho-K có nguồn gốc từ những năm 1962, khi hai bác sĩ Newton Wesley và George Jessen phát triển ra chúng. Với sự tiến bộ trong lĩnh vực y học, kính Ortho-K đã được nghiên cứu và cải tiến bởi các bác sĩ May và Grand vào năm 1970 và bác sĩ Coon vào năm 1982.

Tìm hiểu về chi phí ortho k hiện nay

Kính ortho K khi đeo (hình minh họa)

Đến ngày nay, kính áp tròng Ortho-K đã trở thành một phương pháp phổ biến để khắc phục vấn đề tật khúc xạ của mắt.

1.2 Công dụng

Kính áp tròng Ortho-K không thể chữa khỏi tật khúc xạ như cận/loạn/viễn thị mà chỉ giúp cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, giúp làm chậm quá trình gia tăng độ cận lên tới 40%. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng kính áp tròng này, tình trạng tật khúc xạ sẽ trở lại như trước đây.

1.3 Cơ chế hoạt động của kính ortho K

Cơ chế hoạt động của kính áp tròng Ortho-K hoạt động theo cách sau đây:

Người bị khúc xạ mắt chỉ cần đeo kính áp tròng này khi đi ngủ trong khoảng thời gian từ 7 – 8 tiếng. Khi tỉnh dậy, giác mạc đã được điều chỉnh và thay đổi hình dạng. Kết quả là đôi mắt có thể nhìn rõ như một người bình thường mà không cần sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng.

So với các loại kính áp tròng thông thường, kính áp tròng Ortho-K được sử dụng vào ban đêm trong quá trình ngủ. Vì vậy, nó thích hợp cho những bạn trẻ trong giai đoạn dậy thì hoặc những người có nguy cơ cận thị tăng nhanh.

1.4 Vật liệu sản xuất Hydrogel

Vật liệu sản xuất của kính áp tròng Ortho-K là Hydrogel. Đây một loại chất liệu có khả năng thấm khí cao. Điều này đảm bảo giác mạc được cung cấp đủ oxy trong quá trình ngủ để duy trì sức khỏe. Phương pháp Ortho-K đã nhận được sự chấp thuận từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Ủy ban Châu u (CE). Từ đó, cho phép áp dụng cho mọi độ tuổi.

2. Chi phí ortho k hiện nay

Việc lắp kính áp tròng Ortho-K cần nhiều thời gian và chuyên môn cao hơn so với việc lắp kính áp tròng thông thường. Quá trình này đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi khám và thử kính cho đến khi đạt được thị lực lý tưởng. Vì vậy, chi phí để có một cặp kính Ortho-K khá đắt. Thậm chí tương đương với chi phí phẫu thuật cận thị, dao động từ 10.000.000đ đến 31.000.000đ.

Tìm hiểu thêm: Viêm màng bồ đào trước: Những điều bạn cần biết

Tìm hiểu về chi phí ortho k hiện nay

Chi phí ortho k hiện nay (hình minh họa)

Mức phí này không bao gồm các phụ kiện như hộp đựng, dung dịch ngâm rửa, nước mắt nhân tạo,… Chi phí còn phụ thuộc vào thương hiệu, bệnh viện và mức độ tình trạng khúc xạ mắt của bạn. Nếu bạn gặp phải cận kèm loạn, chi phí sẽ tăng cao hơn do yêu cầu chỉnh kính nhiều lần từ bác sĩ.

Các sản phẩm kính Ortho-K hiện nay được phân phối rộng rãi tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc, đặc biệt là tại các bệnh viện có quy mô lớn.

3. Những chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng kính Ortho-K

3.1 Chỉ định sử dụng

Kính Ortho-K là một phương pháp điều chỉnh thị lực sử dụng kính áp tròng ban đêm. Phương pháp này thích hợp cho những người mắc các vấn đề về khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị.
Đối tượng sử dụng phương pháp chữa cận thị bằng kính Ortho-K bao gồm:

– Trẻ em từ 7 tuổi trở lên, miễn là trẻ có thể hợp tác tốt với bố mẹ và bác sĩ khi được khám.

– Người trẻ mắc cận thị với độ cận dưới -6.00 diop và loạn thị không quá -2.50 diop.

– Trẻ em có độ cận thị cao, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm từ cận thị.

– Những người mắc khúc xạ nhưng chỉ cần điều chỉnh thị lực ở mức thấp.

– Người mắc cận thị lệch, cần kính để ngăn ngừa sự chênh lệch độ cận giữa hai mắt.

– Những người mắc khúc xạ không muốn hoặc không đủ điều kiện để phẫu thuật.

Hiện tại, FDA đã chấp thuận phương pháp Ortho-K để điều trị cận thị đến -6.00 diop. Dù vậy, hiệu quả thường cao nhất đối với độ cận thị dưới -4.50 diop. Nó cũng giúp điều trị loạn thị lên đến-2.50 diop. Tuy nhiên, hiệu quả tốt nhất thường xảy ra ở độ loạn thị dưới -1.50 diop.

3.2 Chống chỉ định sử dụng

Có những trường hợp không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K như sau:

– Không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K đối với những người mắc chứng khô mắt hoặc có cơ địa dị ứng.

– Không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K đối với những người đã phẫu thuật tật khúc xạ trước đó.

– Không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K đối với những người bị viêm nhiễm bán phần trước của nhãn cầu.

– Không nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K đối với những người mắc các bệnh lý bán phần trước hoặc các vấn đề liên quan đến kết giác mạc.

4. Những câu hỏi liên quan khi sử dụng kính Ortho-K

Dưới đây là các thông tin cần được hiểu rõ về phương pháp điều trị cận thị bằng kính áp tròng ban đêm Ortho-K:

4.1 Sử dụng kính Ortho-K chỉ trong thời gian ngủ phải không?

Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng có thiết kế đặc biệt. Nó sử dụng vào ban đêm trong lúc ngủ, nhằm điều chỉnh lại hình dạng giác mạc. Khác với các loại kính áp tròng mềm khác, kính Ortho-K không được sử dụng vào ban ngày.

4.2 Có nên thay đổi kính Ortho-K mới sau 1 – 2 năm?

Thời gian thay đổi cặp kính Ortho-K mới phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là nên thay mới sau 1 – 2 năm sử dụng hoặc khi kính bị rơi, nứt, hoặc vỡ.

Tìm hiểu về chi phí ortho k hiện nay

>>>>>Xem thêm: Tật mắt lác và những điều bạn cần biết!

Có nên thay đổi kính Ortho-K mới sau 1 – 2 năm? (minh họa)

4.3 Ngừng sử dụng kính vẫn có khả năng mổ cận

Sau khi tròn 18 tuổi, nếu muốn, bạn vẫn có thể lựa chọn phẫu thuật để khắc phục cận. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần ngừng sử dụng kính trong khoảng 6 – 8 tuần. Mục đích là để giác mạc ổn định về hình dạng ban đầu và độ khúc xạ ổn định. Quyết định thực hiện phẫu thuật phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

4.4 Một số triệu chứng có thể có như khô mắt, mắt đỏ

Khi sử dụng kính Ortho-K, có thể gặp một số triệu chứng như chảy nước mắt, khô mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng, mờ mắt, ghèn mắt, mắt đỏ, cộm xốn,… Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng tạm thời ở mắt. Bạn có thể yên tâm vì chúng có thể tự giảm hoặc biến mất sau quá trình điều trị bằng thuốc. Nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh cần ngừng sử dụng kính. Đặc biệt nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe mắt và cơ thể.

Sau khi tìm hiểu, chúng ta đã có một số kiến thức căn bản về chi phí Ortho K, và những thông tin hữu ích khác. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt tại bệnh viện. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *