Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn

Các bệnh về mắt nếu không được quan tâm và chữa trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe thị lực vô cùng quan trọng. Bên cạnh thăm khám mắt định kỳ thì việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cũng là vấn đề cần được lưu ý. Vậy “bệnh tật khúc xạ nên ăn gì”, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn

1. Hiểu đúng về bệnh tật khúc xạ

1.1. Tật khúc xạ được hiểu như thế nào?

Tật khúc xạ là tình trạng khi chúng ta nhìn vào một sự vật nhưng mắt không thể hội tụ hình ảnh của sự vật đó trên võng mạc. Điều đó khiến chúng ta không thể nhìn rõ xung quanh, luôn thấy mờ, nhòe. Tật khúc xạ gây ra sự bất tiện không nhỏ tới cuộc sống.

1.2. Những loại tật khúc xạ thường gặp nhất

– Cận thị là tình trạng mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa.

– Viễn thị là tình trạng mắt nhìn gần không rõ. Viễn thị có 2 dạng: khi bệnh nhẹ thì nhìn xa rõ, nhìn gần mờ; khi bệnh nặng thì nhìn cả xa cả gần đều thấy mờ.

– Loạn thị là trình trạng khi mắt nhìn mọi thứ đều nhòe mờ, không rõ ràng, sự vật có thể biến dạng. Nguyên nhân loạn thị đa phần do bẩm sinh, có thể bao gồm cả cận thị và viễn thị.

– Lão thị là tình trạng mắt khó nhìn những vật ở gần mà chỉ nhìn rõ được những vật ở xa. Nguyên nhân gây ra lão thị là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn

Cận thị là một trong những loại tật khúc xạ thường gặp nhất hiện nay

1.3. Một số biểu hiện để nhận biết người mắc bệnh tật khúc xạ

Người mắc bệnh tật khúc xạ có thể dễ dàng nhận biết ngay khi chớm bị thông qua những dấu hiệu điển hình. Rõ ràng nhất là dấu hiệu mắt mờ, nhòe. Ngoài ra, một số triệu chứng khác để phát hiện tật khúc xạ có thể kể đến như:

– Mắt thường xuyên nhức mỏi.

– Nhìn 1 vật bị nhòe mờ thành nhiều vật.

– Nhạy cảm hơn với ánh sáng, mắt dễ bị chói và lóa dù ánh sáng không quá mạnh.

– Thường phải nheo mắt mới nhìn rõ được vật.

– Đau nhức đầu thường xuyên, khó tập trung quan sát trong thời gian dài.

2. Có những cách nào để khắc phục tật khúc xạ?

Hiện nay, có 3 cách điều trị tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay, gồm: đeo kính mắt, đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

– Đeo kính mắt: phổ biến nhất vì tiện lợi, hợp túi tiền, có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên cũng gây bất tiện bởi luôn phải đem theo, gọng kính dễ gãy nếu bất cẩn.

– Sử dụng kính áp tròng: ưu điểm nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây tổn thương giác mạc, dị ứng, nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.

– Phẫu thuật: hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng bệnh và khả năng tài chính của mỗi người. Cách điều trị này được coi là tối ưu hơn hai cách trên nhưng chi phí cao hơn khá nhiều và có thể gặp rủi ro.

Tìm hiểu thêm: Mách bố mẹ địa chỉ khám mắt cho bé ở Hà Nội tốt

Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn

Hiện nay có đa dạng các phương pháp điều trị các tật khúc xạ mắt

3. Người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn gì mỗi ngày?

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, để cải thiện sức khỏe của mắt và hạn chế các bệnh khúc xạ một cách hiệu quả, chúng ta nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý về những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh tật khúc xạ.

3.1. Bệnh tật khúc xạ nên ăn gì? – Các loại cá

Cá, đặc biệt là cá hồi, là một trong những nguồn thực phẩm tốt cho thị lực. Cá hồi rất giàu hàm lượng chất béo omega -3. Đây là một loại axit béo lành mạnh có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ võng mạc, ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh về mắt. Ăn cá hồi thường xuyên cũng là cách hiệu quả để giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt và bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại. Ngoài cá hồi, bạn có thể ăn một số loại các biển khác như cá ngừ, cá thu, cá trích…

3.2. Bệnh tật khúc xạ nên ăn gì? – Các loại rau củ quả có màu sắc tươi sáng

Người có vấn đề về mắt thường được các chuyên gia khuyên ăn những loại rau củ quả có màu sắc tươi sáng như cam, đỏ, vàng. Một số loại có thể kể đến như: cà chua, gấc, bí đỏ, cà rốt…

Đây là những loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn tốt hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà, các bệnh lý về mắt, đặc biệt là loạn thị rất hiệu quả.

Tư vấn loại thực phẩm người bị bệnh tật khúc xạ nên ăn

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh lý xuất huyết dịch kính có hết không?

Những loại rau củ quả có màu sắc rực rỡ tươi sáng rất tốt cho mắt

3.3. Bệnh tật khúc xạ nên ăn gì – Các loại hạt

Trong nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của mắt, các loại hạt được đánh giá khá cao. Một số loại hạt như hạt điều, óc chó, đậu phộng, đậu đen…chứa hàm lượng omega – 3, kẽm, vitamin E dồi dào. Chúng có tác dụng tăng cường sắc tố thị giác ở võng mạc, cải thiện tầm nhìn và hạn chế bệnh về mắt. Đây cũng là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung.

3.4. Các loại rau chứa nhiều sắc xanh

Các loại rau có chất diệp lục mạnh mẽ như cải xoăn, rau bina, cải bó xôi, … rất tốt cho mắt trong quá trình phục hồi, cải thiện và nâng cao thị lực. Những loại rau này chứa hàm lượng vitamin A, E, chất xơ dồi dào. Vitamin A của các loại rau lá xanh này là lutein và zeaxanthin giúp tăng khả năng thanh lọc ánh sáng của mắt, bảo vệ mắt khỏi các tật khúc xạ, trong đó phải kể đến loạn thị.

3.5. Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua rất giàu các loại vitamin và kẽm. Những chất này giúp cải thiện thị lực rất tốt và ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ những tế bào mô, biểu mô, giác mạc cũng như hạn chế tình trạng mỏi mắt, mờ mắt. Sử dụng các sản phẩm từ sữa thường xuyên sẽ giúp bạn có một đôi mắt luôn ổn định và khỏe mạnh.

Trên đây là những gợi ý về thực phẩm cho người bị tật khúc xạ. Để bảo vệ mắt một cách triệt để cũng như hạn chế tối đa những bệnh về mắt, bạn phải kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Ngoài ra, đừng quên đi khám định kỳ và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để sức khỏe thị giác luôn ổn định.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *