Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?

Cơn đau chuyển dạ trở thành nỗi ám ảnh của không ít mẹ bầu. Hiện nay, sử dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ đã trở thành phương pháp cứu cánh cho mẹ. Vậy có phải mọi mẹ bầu đều có thể thực hiện phương pháp này?

Bạn đang đọc: Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?

Nghĩ đến cơn đau đẻ hay cơn đau chuyển dạ, chắc hẳn nhiều mẹ bầu đều cảm thấy có chút căng thẳng, lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Điều này, đôi khi có thể ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của mẹ, nhất là trong giai đoạn chuyển dạ. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để cuộc sinh nở của mình có thể diễn ra nhẹ nhàng, êm ái hơn.

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Gây tê ngoài màng cứng là giải pháp cứu cánh cho rất nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh thường

Tuy nhiên trên thực tế, không phải mọi mẹ bầu đều có thể thực hiện phương pháp này. Cùng theo dõi những trường hợp dưới đây, xem mình có nằm trong danh sách những mẹ bầu không thể sử dụng gây tê ngoài màng cứng hay không nhé.

Mẹ có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê

Những mẹ bầu từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc gây tê nào trước đó chắc chắn cũng sẽ cần thận trọng với ý định thực hiện gây tê tủy sống để giảm đau trong đẻ. Cách tốt nhất, nếu từng có dị ứng này, mẹ bầu cần báo với bác sĩ để thực hiện những xét nghiệm, kiểm tra phản ứng cần thiết với thuốc sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng.

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Nếu mẹ từng bị dị ứng với thuốc gây tê thì cần cân nhắc trước khi quyết định thực hiện gây tê ngoài màng cứng

Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng thuốc dù nhẹ hay nặng, bác sĩ cũng sẽ cho chỉ định không sử dụng phương pháp này cho mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho quá trình chuyển dạ cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu bị viêm nhiễm, nhiễm trùng ở vùng lưng

Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật được thực hiện tại vùng lưng của sản phụ. Tại đây, sau khi xác định được vị trí chính xác, bác sĩ sẽ đưa một lượng thuốc tê nhất cơ thể sản phụ qua vị trí này, từ đó, sản phụ sẽ bị tê liệt và mất cảm giác đau hoàn toàn từ vị trí rốn xuống dưới chân.

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Nếu mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng lưng, bác sĩ có thể từ chối gây tê ngoài màng cứng cho mẹ

Chính vì vậy, nếu sản phụ đang bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng vùng lưng, nhất là vùng thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vị trí gây tê dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết thương, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng không thể thực hiện chính xác… Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến việc gây tê ngoài màng cứng bị thất bại, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Do đó, nếu mẹ bầu đang bị nhiễm trùng vùng lưng thì tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp giảm đau này.

Cổ tử cung của mẹ đã mở gần như hoàn toàn (8 cm trở lên)

Một số mẹ bầu nhập viện khi cổ tử cung đã mở hơn 8cm. Lúc này, mẹ sẽ không cần thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng nữa. Nguyên nhân là do, với độ mở tử cung này, em bé đã hoàn toàn sẵn sàng chào đời, những cơn đau chuyển dạ kinh khủng nhất (nếu có) dường như cũng đã diễn ra.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến tụy nên ăn gì?

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Mẹ sẽ không cần gây tê ngoài màng cứng nếu cổ tử cung đã mở hơn 8 cm

Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành hỗ trợ rạch tầng sinh môn, hướng dẫn cách thở và rặn đẻ để đẩy em bé ra ngoài. Khi cổ tử cung đã mở được 8 cm trở lên thì thời gian vượt cạn của mẹ cũng đã gần như sắp hoàn thành, do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng hay sử dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng trong thời điểm này nữa.

Mẹ bị thừa cân quá mức

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Mẹ quá thừa cân có thể gây cản trở việc xác định chính xác vị trí gây tê màng cứng

Việc mẹ bị thừa cân quá mức có thể khiến vùng mỡ lưng trở nên dày hơn. Điều này sẽ gây khó khăn, cản trở việc xác định vị trí chính xác tại đốt sống lưng để thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng. Từ đó, có thể dẫn đến việc gây tê thất bại.

Mẹ bầu bị dị dạng, có bất thường vùng cột sống

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?
Bác sĩ gây tê sẽ rất khó xác định và thực hiện chính xác kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng cho mẹ bầu có dị dạng về cột sống

Cột sống là nơi các bác sĩ gây tê sẽ đặt mũi tiêm tê trực tiếp. Do đó, việc mẹ bầu có dị dạng bất thường về cột sống có thể khiến việc xác định vị trí đặt kim tiêm khó khăn hoặc không chính xác. Vì vậy, nếu có bất thường này, mẹ bầu cần báo với bác sĩ ngay từ trước khi sinh để bác sĩ nắm được và chỉ định thay thế cho mẹ bầu những phương án khác (nếu cần thiết).

Mẹ bầu có tiền sử máu không hoặc khó đông

Khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, huyết áp của mẹ bầu có thể không ổn định, cụ thể là bị hạ xuống thấp hơn so với thông thường. Do đó, nếu mắc các bệnh về máu, đặc biệt là máu không hoặc khó đông có thể khiến mẹ bị sốc, tụt huyết áp đột ngột trong quá trình chuyển dạ, vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, còn rất nhiều những trường hợp riêng biệt khác mà sản phụ không thể thực hiện gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ. Do đó, việc thăm khám, kiểm tra trước khi sinh, nhất là khám với bác sĩ gây tê/ gây mê là rất quan trọng đối với mỗi sản phụ.

Đẻ không đau – Mẹ bầu nào không thể?

>>>>>Xem thêm: Khám phát hiện sớm bệnh ung thư gan

Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mọi mẹ bầu đều được thăm khám trước sinh với bác sĩ gây tê

Hiểu được tầm quan trọng của kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn sắp xếp những bác sĩ chuyên khoa gây tê có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện thủ thuật này.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của sản phụ cũng như quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu diễn ra an toàn, thuận lợi, tất cả các mẹ bầu sinh thường lựa chọn phương pháp giảm đau trong đẻ sẽ được thăm khám kỹ càng với bác sĩ gây tê trước khi bước chân vào phòng sinh.

Điều này giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ, từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp và cần thiết cho sản phụ khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, mẹ bầu hoan toàn có thể an tâm và tự tin “vượt cạn”.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *