Đẻ không đau có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ với nhiều người, nhất là đối với những chị em đã và chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên, vẫn có không ít mẹ bầu còn băn khoăn về việc có thật sự nên lựa chọn phương pháp này hay không?
Bạn đang đọc: Mẹ bầu có nên lựa chọn đẻ không đau?
Đẻ không đau là gì?
Đẻ không đau chính là phương pháp sử dụng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ nhằm giúp mẹ bầu thoát khỏi những cơn đau chuyển dạ, để mẹ có thể “vượt cạn” một cách dễ dàng hơn. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê nhất định vào vùng xương sống của mẹ. Lúc này, thuốc tê có tác dụng gây tê cục bộ, mẹ sẽ có cảm giác tê liệt, mất cảm giác đau từ rốn xuống dưới chân, ngoài ra mẹ sẽ hoàn toàn tỉnh táo, không bỏ lỡ bất kỳ giây phút nào khi con yêu chào đời.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong đẻ rất phổ biến hiện nay
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng sẽ được các bác sĩ thực hiện khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung bắt đầu mở từ 2 cm. Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau áp dụng chủ yếu cho sinh thường, áp dụng cho những sản phụ có thể trạng yếu, bị tâm lý, sản phụ có cơn đau chuyển dạ kéo dài…
Nên hay không lựa chọn đẻ không đau trong sinh thường?
Hiện nay, ngoài một số mẹ bầu thuộc những trường hợp đặc biệt, được bác sĩ chỉ định thực hiện gây tê ngoài màng cứng thì cũng có rất nhiều sản phụ lựa chọn phương pháp đẻ không đau này. Phần lớn, mẹ bầu lựa chọn gây tê ngoài màng cứng là do lo sợ phải đối mặt với cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, đau đẻ là cơn đau mà hầu hết tất cả các mẹ bầu đều có thể vượt qua. Trong một số trường hợp, cơn đau này có thể trở thành nỗi ám ảnh, ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe của sản phụ, từ đó khiến sản phụ không sẵn sàng cho việc rặn đẻ và “vượt cạn”.
Dù vậy, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp không phải có thể áp dụng với mọi mẹ bầu, do đó, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này, mẹ bầu cần tiến hành thăm khám, kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để thực hiện gây tê ngoài màng cứng hay không.
Tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng đầu có nên đi bơi?
Mẹ bầu nên thăm khám kỹ càng trước khi quyết định thực hiện gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ
Ngoài ra, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao, do đó, mẹ bầu nên lựa chọn sinh nở và thực hiện gây tê ngoài màng cứng tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại.
Nhà thuốc ưu tú, Bác sĩ cao cấp CKII gây mê hồi sức Lê Tuyên Hồng Dương – Giám đốc bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết “Hiện nay, gây tê màng cứng là phương pháp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất trong giảm đau trong chuyển dạ. Đây là phương pháp giảm đau tốt, không mất cơn cơ tử cung, hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp giảm đau trong chuyển dạ này này còn phụ thuộc vào rất nhiều tố khác.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm ung thư dạ dày thực hư như thế nào?
Gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ bầu gạt bỏ những nỗi lo lắng khi phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ
Bác sĩ Dương cũng cho biết thêm “Ngoài những trường hợp đặc biệt có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ, thì việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp cuộc chuyển dạ nhẹ nhàng hơn, giúp mẹ giải tỏa những yếu tố tâm lý sợ hãi, lo lắng, căng thẳng cho sản phụ. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp giảm đau trong đẻ này”.
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, gây tê màng cứng được áp dụng cho sản phụ sinh thường. Sản phụ sẽ được thăm khám kỹ càng trước đó để đảm bảo có thể đáp ứng tốt nhất cho thủ thuật này. Với sự hỗ trợ của cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế, quá trình “vượt cạn” của mọi mẹ bầu sẽ được diễn ra một cách thuận lợi, an toàn, nhanh chóng.
Khi đăng ký thai sản và sinh con trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ và bé sẽ được hưởng trọn các dịch vụ tiện ích và cao cấp nhất, hành trình mang thai và sinh con của mẹ chắc chắn sẽ là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và đáng nhớ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.