Tìm hiểu về kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA

Chụp tủy răng bằng MTA thường được chỉ định đối với các trường hợp răng chưa đóng cuống mà gặp chấn thương hoặc bệnh lý khiến tủy răng bị tổn thương. Vậy chụp tủy răng bằng MTA là gì, hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật này qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA

1. MTA nha khoa là gì?

MTA (Mineral Trioxide Aggragate) là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa. Vật liệu MTA được Mahmoud Torabinejad – Đại học Loma Linda, California nghiên cứu, phát triển và được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ phê chuẩn đưa vào sử dụng trong lĩnh vực nha khoa từ năm 1993.

Thành phần cơ bản của MTA bao gồm các hạt Trioxide như oxide silicate, oxide tricalcium, oxide bismute và các hạt ưa nước như tricalcium aluminate, tricalcium silicate.Khi được trộn với chất lỏng, quá trình hydrat hóa sẽ diễn ra khiến vật liệu MTA trở thành dạng gel có độ pH 12,5 và cứng lại sau khoảng từ 3 đến 4 giờ.

Tìm hiểu về kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA

MTA (Mineral Trioxide Aggragate) là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa

Ưu điểm nổi trội của vật liệu MTA khiến vật liệu này được sử dụng trong điều trị bảo tồn răng là:

– Vật liệu MTA có khả năng bịt kín gần như tuyệt đối, hiếm khi bị rò rỉ.

– MTA không hòa tan trong nước, tuy nhiên có thể hòa tan trong pH axit.

– Độ bền và độ nén của vật liệu nha khoa này rất tốt.

– Khả năng cố định, chống lại sự dịch chuyển cao.

– Thời gian đông kết nhanh, trung bình kéo dài khoảng 3-4 giờ đồng hồ.

– MTA có độ cản quang cao, tương hợp sinh học.

– Vật liệu an toàn với sức khỏe con người do phản ứng tế bào ở MTA ít gây độc, kích ứng so với các vật liệu khác.

– Trong phản ứng mô, MTA có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự tạo xương.

Nhờ dễ dàng thao tác cũng như khả năng kích thích tạo xương mà MTA trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho việc sửa chữa nội nha. Vật liệu được sử dụng phổ biến để trám bít tủy xương, trở thành thành phần chuyển tiếp sinh học giữa tủy răng với các tổ chức quanh răng.

2. Chụp tủy răng bằng MTA được chỉ định khi nào?

Chụp tủy răng bằng MTA là kỹ thuật, che, bảo vệ tủy bằng vật liệu MTA để tạo điều kiện giúp tủy nhanh lành thương. Trước đây, người ra sử dụng Calcium hydroxide để chụp tủy răng. Tuy nhiên thời gian thực hiện của phương pháp này kéo dài, chi phí cao và nguy cơ vỡ răng cao sau khi MTA được phê chuẩn đưa vào sử dụng, Calcium hydroxide không còn được sử dụng rộng rãi nữa.

Kỹ thuật chụp tủy răng bằng vật liệu MTA được áp dụng trong các trường hợp răng trong quá trình hoàn thiện, chưa đóng cuống nhưng không may bị chấn thương hoặc bệnh lý nặng như sâu răng, sang chấn do núm phụ… khiến tủy bị tổn thương và ngừng đóng lại. Nếu năng chưa đóng cuống mà không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tủy răng rất cao.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết đẻ không đau khi sinh thường mẹ bầu nên “bỏ túi”

Tìm hiểu về kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA

Chụp tủy răng bằng MTA là kỹ thuật bảo vệ tủy bị chấn thương hoặc mắc bệnh lý

Về cơ bản, đóng cuống răng bằng MTA là phương pháp bảo tồn răng có nhiều ưu điểm vượt trội. Vật liệu này có thể tạo ra hàng rào chặn cuống thức thì, kìm khuẩn kháng nấm cao, kích thích quá trình lành thương tốt và độ bền cao.

3. Quy trình kỹ thuật chụp tủy răng MTA

Quy trình chụp tủy nha bằng MTA được thực hiện với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều tra bệnh sử nha khoa và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp dựa trên đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bước 2: Tiến hành mở tủy để xác định tình trạng răng cần chụp tủy.

Bước 3: Sát khuẩn khoang miệng và vị trí răng cần điều trị. Sau đó, tiến hành gây tê cục bộ vùng quanh răng nếu cần thiết để thực hiện cách ly răng bằng đam cao su.

Bước 4: Dùng trâm gai lấy tủy buồng và tủy chân răng. Tiếp theo, tìm miệng các ống tủy, xác định số lượng, chiều dài ống tủy để tạo hình và làm sạch.

Bước 5: Đặt MTA chụp tủy bằng cách làm khô hệ thống tủy, sau đó đưa MTA đã chuẩn bị sẵn vào vùng chóp của răng với độ dày từ 3-4mm ở phía cuống. Sau đó đặt bông ẩm vào hệ thống ống tủy rồi hàn tạm thời.

Bước 6: Kiểm tra vùng cuống trên X- quang.

Bước 7: Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi thân răng.

Tìm hiểu về kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng

Quá trình chụp tủy răng cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín

Nhìn chung, kỹ thuật chụp tủy nha khoa được thực hiện nhiều lần, qua nhiều công đoạn. Cả quá trình có thể kéo dài tới 3 tuần, tùy thuộc vào số buổi theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chăm sóc răng sau khi chụp tủy

Sau khi thực hiện chụp tủy, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả như mong muốn, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:

– Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng sau khi chụp tủy để thời gian phục hồi diễn ra nhanh hơn.

– Tránh tác động mạnh vào vùng răng vừa được chụp tủy để cố định lớp vật liệu MTA.

– Sử dụng thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng.

– Nên ăn đồ mềm, dễ nhai, dễ nuốt, tránh ăn thức ăn quá dai, cứng, quá lạnh hoặc quá nóng vì có thể ảnh hưởng tới tủy răng.

– Không sử dụng đồ uống có chứa các chất kích thích, đồ uống có gas… để tránh làm hỏng lớp men răng, gây ra các bệnh lý răng miệng.

– Ưu tiên cắn, nhai thức ăn ở bên không điều trị.

– Vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn.

– Nên dùng chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.

– Súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch dành riêng cho răng miệng.

– Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để chủ động phòng tránh các bệnh lý về răng.

Nhìn chung, kỹ thuật chụp tủy răng bằng MTA được đánh giá là một bước tiến y học trong lĩnh vực nha khoa, giúp bảo vệ tủy răng hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kỹ thuật này dựa trên tình trạng răng miệng của từng người. Để biết mình có cần chụp tủy răng hay không, hãy tới ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị từ bác sĩ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *