Lão hóa thị lực do rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên. Đáng chú ý, hiện nay tình trạng này không còn bị giới hạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì vậy, chúng ta nên nắm bắt được những nguyên nhân cũng như các cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất để tránh cho việc mắt bị lão hóa sớm.
Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hóa thị lực sớm
1. Lão hóa thị lực có những dấu hiệu nào?
Mắt là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể con người. Do đó, tình trạng lão hóa mắt cũng sẽ để lại ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Lão hóa mắt hay lão hóa thị lực thường xảy ra bởi sự rối loạn tổng hợp protein của thủy tinh thể cũng như võng mạc. Chức năng thị lực của mắt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị thoái hóa và không thể phục hồi.
Điều đáng lo ngại, hiện nay đã có không ít người tuy chỉ mới bước sang tuổi 40 nhưng “tuổi của mắt” đã lên tới độ tuổi 50, 60. Tình trạng thị lực bị lão hóa đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Một người bị lão hóa mắt thường sẽ xuất hiện những biểu hiện sau đây:
– Mờ, mỏi mắt: Là tình trạng đau mắt, thường xuyên mỏi mắt, nóng rát, chảy nước mắt thường xuyên, mắt bị khô, tầm nhìn bị mờ,…
– Xuất hiện hiện tượng “ruồi bay” trước mắt: Là tình trạng các môi trường trong suốt của mắt bị vẩn đục, đặc biệt là ở khối dịch kính. Sự thoái hóa hay đọng dịch kính sẽ tạo ra những mảnh vụn lơ lửng trong dịch kính khiến cho người mắc nhìn thấy các đốm đen di chuyển qua lại, tạo cảm giác khó chịu.
– Hình ảnh bị méo mó, không thể nhìn rõ (thoái hóa điểm vàng): Là tình trạng lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và các tế bào thị giác bị tổn thương.
– Mắt bị khô: Khi mắt bị lão hóa sẽ tiết ít nước mắt, gây ra khô mắt, nhòe mắt và không thể nhìn rõ những vật xung quanh.
– Mắt nhìn lờ đờ và mệt mỏi: Những người bị lão hóa mắt có thể xảy ra tình trạng cơ vận nhãn bị yếu đi hoặc bị rối loạn do thiếu máu nuôi dưỡng những cơ này. Nếu để lâu có thể bị tê liệt cơ, thậm chí là lé mắt.
Mắt bị lão hóa có thể gây ra tình trạng đau mắt, mỏi mắt thường xuyên
2. Nguyên nhẫn đến đến việc mắt dễ bị lão hóa sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho đôi mắt của chúng ta gặp phải tình trạng lão hóa sớm mà không chỉ bởi yếu tố tuổi tác. Hãy ghi nhớ những điều dưới đây để kịp thời phòng tránh và bảo vệ đôi mắt của bản thân một cách tốt nhất:
2.1. Lão hóa thị lực do môi trường bị ô nhiễm
Nếu mắt thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khói thuốc,… sẽ có nguy cơ bị suy giảm ngày càng cao.
Những chất này có khả năng làm hại hoặc biến đổi các cấu trúc protein của thủy tinh thể gây tình trạng đục thủy tinh thể. Các loại chất oxy hóa cao cũng có thể làm chết các tế bào võng mạc. Nghiên cứu cho thấy, những thành phố có tình trạng ô nhiễm càng cao đồng nghĩa với việc người dân ở đây mắt bị lão hóa càng nhanh.
2.2. Lão hóa thị lực do tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh chủ yếu từ 2 nguồn là ánh sáng mặt trời và từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… Nếu để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh thường xuyên có thể gây ra biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein ở thủy tinh thể, dẫn đến thủy tinh thể bị đục. Ánh sáng xanh còn có thể gây nên sự đảo chiều phản ứng quang hóa của sắc tố thị giác tế bào quang cảm thụ, ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn rõ của mắt.
Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh có thể làm lão hóa thị lực với tỷ lệ lên tới 90% nếu thời gian tiếp xúc là trên 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng người Việt Nam lại có trung bình ít nhất là 9 giờ/ngày tiếp xúc với ánh sáng xanh, đây quả thực là con số đáng báo động.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt viễn thị loạn thị và cách cải thiện
Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể dẫn đến thị lực bị lão hóa sớm
2.3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, rất nhiều người có thói quen ăn uống không được lành mạnh, thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, thiếu đi những vitamin từ rau củ. Điều này có thể khiến mắt nhanh mỏi và lão hóa, dẫn đến suy giảm thị lực.
2.4. Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ chính là lúc mắt có thể nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc không ngừng nghỉ. Nếu ngủ không đủ giấc, mắt sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến tình trạng đỏ mắt, giật mí mắt, sụp mí mắt, nhìn mờ,… Nếu thiếu ngủ kéo dài có thể làm mắt nhanh chóng bị lão hóa.
2.5. Thuốc lá
Thuốc lá có thể gây suy yếu hệ tuần hoàn, khiến máu không thể lưu thông đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, trong đó bao gồm cả mắt. Nếu mắt không nhận đủ lượng máu cần thiết có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa sớm.
3. Làm thế nào để khắc phục và ngăn chặn tình trạng mắt bị lão hóa sớm?
Trên thực tế, quá trình lão hóa của mắt nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc mắt của mỗi người. Để phòng ngừa tình trạng lão hóa thị lực, chúng ta có thể thực hiện những phương pháp sau:
– Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời bằng cách đeo kính râm để tránh sự ảnh hưởng của những tia sáng xanh.
– Không nên đọc sách ở cự ly gần hoặc đọc sách trong các phương tiện giao thông đang di chuyển.
– Hãy cho mắt được nghỉ ngơi khi sử dụng các thiết bị vi tính như điện thoại, máy tính,… Cứ mỗi 50 phút sử dụng thì mắt chúng ta cần khoảng từ 5 – 10 phút để nghỉ ngơi.
– Không hút thuốc lá, duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống một cách khoa học.
– Cung cấp cho mắt đủ các vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin E, vitamin C,… hoặc cung cấp Omega 3 có trong cá, sữa,… hỗ trợ hiệu quả cho việc cải thiện thị lực.
– Ngoài ra để bảo vệ mắt, chúng ta cần xây dựng thói quen khám mắt định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề ở mắt. Từ đó, mắt có thể được bảo vệ hoặc chữa trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tật khúc xạ về mắt có biến chứng nguy hiểm không?
Khám mắt thường xuyên nhằm phát hiện ra những tình trạng bất thường ở cơ quan này một cách sớm nhất
Lão hóa thị lực có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Do đó, hãy bảo vệ đôi mắt của bạn để tránh mắt bị tổn thương, hay thậm chí là có thể dẫn đến mù lòa nếu không chăm sóc cẩn thận.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.